31.3K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không là vấn đề gây tranh cãi bởi một mặt giúp mẹ bầu “rơi” vào giấc nhủ sâu, ngon hơn nhưng lại không được các chuyên gia y tế khuyến khích. Cụ thể như thế nào, mẹ bầu hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
>>> Xem thêm:
Khi mới mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi cả thể chất lẫn tâm lý để thích ứng với thai nhi. Sự lo lắng và cả tình trạng ốm nghén khiến nhiều mẹ trở nên khó ngủ hơn, mệt mỏi kéo dài hơn. Và lúc này nhiều mẹ bầu tìm đến giải pháp nằm võng để mang đến cảm giác dễ chịu, dễ ngủ hơn.
Theo các chuyên gia y tế thì thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên này bụng mẹ vẫn chưa lớn nên vẫn có thể nằm võng nếu điều này giúp mẹ cảm thấy thoải mái. Và mẹ bầu chỉ nên nằm võng tối đa khoảng 20-30 phút/ ngày vì nằm lâu và thường xuyên có thể khiến mẹ tăng cảm giác chóng mặt, gặp các vấn đề về cột sống hoặc thai nhi bị chèn ép ảnh hưởng đến phát triển.
Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng không khuyến khích việc mang thai 3 tháng đầu nằm võng bởi khi mẹ bầu nằm võng cơ thể sẽ bị bó hẹp với tư thế phần ngực bị ép, đầu nằm trên cao, chân cao, dễ bị suy hô hấp. Bên cạnh đó, tư thế đầu nằm trên cao khiến lưu chuyển máu lên não sẽ gặp khó khăn từ đó dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu lên não ảnh hưởng đến mẹ bầu.
Đặc biệt nằm võng cũng tiềm ẩn nguy cơ bị ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu khi thai nhi chưa bám chắc vào cổ tử cung mẹ bầu.
Cách nằm võng đúng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Các chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ bầu không nên nằm võng, đặc biệt khi thai nhi trên 4 tháng. Tuy nhiên nếu trong một số trường hợp mẹ bầu cần dùng võng để nghỉ ngơi thì mẹ bầu cần chú ý một số điều sau:
Những rung lắc đều và nhẹ nhàng khi đưa võng khiến mẹ bầu nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn so với khi nằm trên giường. Tuy nhiên nằm võng cũng mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu nằm không đúng cách.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Khi nằm võng, cơ thể mẹ bầu thường sẽ bị bó hẹp trong tư thế đầu và chân nằm ở vị trí cao hơn, trong khi ngực và bụng lại bị ép xuống. Điều này khiến mẹ bầu 3 tháng dễ bị rơi vào tình trạng khó thở, chóng mặt, lâu dần dẫn đến tình trạng suy hô hấp nguy hiểm.
Chèn ép lên thai nhi
Khi mẹ bầu nằm võng thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên tử cung, chèn ép lên bào thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai nhi còn chưa ổn định và rất yếu ớt, dễ bị ảnh hưởng nếu phải tiếp nhận những tác động bên ngoài, nhất là khi mẹ có thói quen nằm võng nhiều giờ.
Ảnh hưởng đến cột sống
Các nghiên cứu ở bệnh nhân có thói quen nằm võng cho thấy họ đều bị bệnh liên quan đến xương sống, điển hình là việc thoát vị đĩa đệm. Lý do là vì khi nằm võng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ xuất hiện gai xương cột sống, đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng…
Đặc biệt với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì hiện tượng đau lưng, ảnh hưởng đến cột sống càng rõ ràng hơn, vì thế mẹ bầu nên tránh nằm thường xuyên.
Nguy cơ bị ngã
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu có nằm võng tiềm ẩn nguy cơ bị ngã chủ yếu do 2 nguyên nhân:
Sau khi đọc những lý do này chắc chắn các bà bầu còn thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không đã có cho mình câu trả lời rồi. Để giúp mẹ bầu 3 tháng đầu được nghỉ ngơi một cách dễ chịu nhất thì có thể tham khảo các cách ngay phần tiếp theo.
Mục đích cuối cùng của việc nằm võng của mẹ bầu thường là để giải quyết chứng khó ngủ hoặc mất ngủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giải pháp an toàn hơn để mẹ bầu có thể ru mình vào giấc ngủ thay vì giải pháp khá “mạo hiểm” là ngủ võng. Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Chọn tư thế ngủ phù hợp và thoải mái nhất
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai nhi còn nhỏ, lực tác động vào cơ thể cũng chưa lớn nên mẹ bầu có thể tự do lựa chọn tư thế nằm sao cho thoải mái nhất. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên tránh tư thế nằm sấp, nằm đè lên gối để ngủ vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới em bé.
Mẹ bầu có thể lựa chọn một chiếc gối nhỏ để đỡ bụng khi nằm. Đặc biệt, chỉ nên hơi cong chân lại một chút, tránh tư thế nằm “co ro” cong người như con tôm. Hiện nay có những loại gối dành riêng cho bà bầu, mẹ nên tập dần nằm nghiêng về bên trái và duy trì trong suốt thai kỳ.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng thoải mái
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp xương khớp được thư giãn, tăng độ dẻo dai và khả năng lưu thông máu trong cơ thể. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu dễ ngủ, có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và cải thiện cả tình trạng ốm nghén.
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin B: Không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển ống thần kinh của thai nhi, góp phần quá trình chuyển hóa, tạo máu, các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 còn có tác dụng cải thiện tâm trạng căng thẳng và mệt mỏi, giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Uống đủ nước: Mẹ cố gắng uống 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể còn giúp các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho một giấc ngủ ngon hơn.
Ăn uống đúng giờ, không ăn bữa tối quá trễ, hạn chế dùng các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh các thức uống chứa caffeine như: cà phê, trà đen, socola… Trước khi đi ngủ 30 phút, mẹ bầu nên ăn, uống nhẹ 1 cốc sữa ấm, ngũ cốc hay 1 miếng phomai sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Massage, ngâm chân với nước ấm, sả chanh
Massage chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê. Bên cạnh đó kết hợp với ngâm chân nước ấm hoặc sả chanh vừa có thể thải độc tố, vừa làm giãn các mạch máu giúp khí huyết lưu thông. Mẹ nhất định sẽ cảm thấy dễ chịu và sẵn sàng bước vào giấc ngủ và không còn phải phân vân việc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không nữa
Thiết lập khung giờ ngủ và thức
Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày. Dần dần, cơ thể mẹ sẽ quen với những thời điểm đó và việc đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.
Tắt điện thoại, thiết bị điện tử
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại và các thiết bị điện tử làm chậm quá trình giải phóng melatonin gây khó ngủ. Ngoài ra các khi xem các thông tin trên các thiết bị này khiến mẹ ít nhiều phải suy nghĩ. Vì vậy mẹ hãy tránh xa chúng ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ để cho mình giấc ngủ ngon hơn.
Nghe nhạc thư giãn
Mẹ nên dành một khoảng thời gian khoảng 30 phút trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích. Đây là một cách cải thiện tinh thần hiệu quả, giúp mẹ tạm thời quên đi những phiền muộn hoặc tránh những suy nghĩ căng thẳng.
Tham khảo lời khuyên của bác sĩ về tình trạng mất ngủ của mình
Nếu đã thử áp dụng các cách trên mà vẫn không hiệu quả, mẹ hãy chủ động trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình càng sớm càng tốt. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất của cả mẹ và bé. Do đó mẹ tuyệt đối không được chủ quan hay cố chịu đựng chúng.
Ngoài thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không thì bà bầu khi mới mang thai còn rất nhiều các câu hỏi cần giải đáp xung quanh vấn đề mang thai. Cùng MEDIPLUS tham khảo các câu hỏi được mẹ bầu 3 tháng đầu quan tâm nhất dưới đây:
Câu hỏi 1: Tại sao có bầu không được xoa bụng?
MEDIPLUS trả lời: Xoa bụng bầu thường xuyên quá nhiều, sai cách, đặc biệt là thời điểm từ tháng thứ 7 trở đi có thể làm ảnh hưởng đến ngôi thai, tăng khả năng dây rốn quấn cổ, co thắt tử cung, kích thích sinh non, tăng nguy cơ động thai.
Mẹ bầu cần chú ý những thời điểm tuyệt đối không được xoa bụng bao gồm: trước khi đi ngủ, khi tần suất cử động của thai nhi nhiều bất thường và từ tuần thứ 32 trở đi. Bên cạnh đó nếu mẹ có tiền sử sảy thai, nhau tiền đạo hoặc triệu chứng động thai hay sinh non cũng tuyệt đối không được xoa hay vỗ vào bụng.
Câu hỏi 2: Tại sao mang thai không được ngồi xổm?
MEDIPLUS trả lời: Ngồi xổm làm tăng áp lực lên cột sống và phần thân dưới gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức cho mẹ bầu. Đồng thời các mạch máu chi dưới bị đè nén có thể gây suy giãn tĩnh mạch và làm nặng thêm tình trạng phù nề. Bên cạnh đó do trọng tâm bị dồn về phía trước nên làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó mẹ bầu nên tránh ngồi xổm trong thai kỳ.
Câu hỏi 3: Tại sao bà bầu không được cầm kim?
MEDIPLUS trả lời: Đây là quan niệm từ xa xưa cho rằng nếu cầm kim sẽ khiến thị lực của mẹ sau sinh giảm nghiêm trọng. Thực tế không có cơ sở khoa học chứng minh điều này. Có rất nhiều bà bầu làm nghề thợ may, thợ thêu vẫn cầm kim chỉ nhưng họ hoàn toàn khỏe mạnh trước và sau thai kỳ. Do đó mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng kim khâu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp được băn khoăn của mẹ bầu xoay quanh việc mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không. Câu trả lời là mẹ có thể nằm võng nhưng cần chú ý cách nằm đúng, không nằm thường xuyên trong suốt thai kỳ vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.
*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BSCKI Vũ Thị Thanh Vân
Với hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, trong đó có 20 năm công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung…
Bài viết liên quan
Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…
Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi
Chuyên mục: Sản khoa
Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải
Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…
Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.