Sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không? [Hỏi đáp chuyên gia]

Cập nhật 28/04/2023

16.6K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Chị T.H.N (33 tuổi, Hà Nội) gửi câu hỏi đến hòm thư của MEDIPLUS: “Vợ chồng em bị hiếm muộn nhiều năm nay, vừa trải qua quá trình chuyển phôi ở bệnh viện. Người thân em khuyên là phụ nữ sau khi chuyển phôi rất yếu ớt, nên ngồi im một chỗ để phôi thai ổn định. Không biết phụ nữ sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?” Chắc hẳn đây không chỉ là thắc mắc của chị N mà còn nhiều chị em cũng có câu hỏi tương tự. Hãy theo dõi giải đáp của ThS.BS Trương Quang Hải – Bác sĩ điều trị tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu điện – Bác sĩ Sản phụ khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?

Chuyển phôi là một thủ thuật trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm đưa phôi thai sau khi nuôi cấy vào tử cung người mẹ. Phôi thai được nuôi trong vòng 3 đến 5 ngày, có thể dùng phôi tươi hoặc phôi trữ đông của chu kỳ trước đó. Quy trình chuyển phôi thai gồm 3 giai đoạn: trước chuyển phôi, trong chuyển phôi và sau chuyển phôi.

Giai đoạn sau khi chuyển phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ và phát triển trong tử cung của người mẹ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để giúp phôi thai sớm ổn định và phát triển. Vậy sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không?

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý quyết định thành công cho quá trình chuyển phôi

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý quyết định thành công cho quá trình chuyển phôi

ThS. BS Trương Quang Hải khuyến cáo chị em sau khi chuyển phôi thai không nên ngồi nhiều. Nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân có nằm nghỉ sau khi chuyển phôi không có sự khác biệt về tỷ lệ làm tổ so với nhóm bệnh nhân đi lại ngay sau đó. Ngược lại, việc vận động nhẹ nhàng sau khi chuyển phôi sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, lượng máu tới tử cung được cung cấp đầy đủ và các chất nội tiết tố cũng như nguồn dinh dưỡng sẽ tới được phôi hiệu quả hơn. Việc ngồi nhiều kéo dài khiến chị em dễ căng thẳng, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, đặc biệt là làm tăng nguy cơ đối mặt với huyết tắc, huyết khối hoặc một số biến chứng như:

Dễ bị táo bón

Ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu, quá trình lưu thông máu đến tĩnh mạch ổ bụng cũng bị gián đoạn. Ngoài ra việc ngồi nhiều cũng khiến cho máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, hậu quả là xuất hiện các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, táo bón.

Nguy cơ bệnh trĩ

Ngồi lâu khiến cho máu lưu thông đến các cơ quan kém, trong đó có cả trực tràng và hậu môn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mạch máu bị tắc nghẽn, tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và phát triển. Đối với người bị sa búi trĩ, ngồi nhiều cũng khiến chị em phải đối mặt với cơn đau do trĩ gây ra.

Ảnh hưởng xương sống

Tư thế ngồi lâu còn khiến cho chị em phụ nữ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như: sai lệch cột sống, gù lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,… Nguyên nhân là do ngồi nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống, khớp, gây quá tải cho một số dây chằng. Các chuyên gia cũng đánh giá, việc ngồi nhiều tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Ngồi nhiều sau chuyển phôi tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp

Ngồi nhiều sau chuyển phôi tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp

Sau chuyển phôi nên nằm tư thế nào giúp tăng tỷ lệ đậu thai?

Nhiều chị em cho rằng sau khi chuyển phôi nằm thế nào cho thoải mái là được. Thực tế tư thế nằm lại ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai và sự phát triển của phôi thai. Sau khi chuyển phôi, tư thế sinh hoạt phù hợp sẽ giúp phôi thai bám tốt vào tử cung. Tùy vào mỗi giai đoạn sau chuyển phôi mà có tư thế nằm khác nhau.

Ngay sau khi chuyển phôi

Theo các chuyên gia khuyến nghị, ngay sau khi chuyển phôi, chị em nên nằm thẳng, khép chân bất động. Sau đó 4-6 tiếng thì di chuyển nhẹ nhàng về nhà nghỉ ngơi. Trong các trường hợp đặc biệt như nhà xa hay bác sĩ chỉ định thì chị em nên cân nhắc ở lại viện 2-3 ngày để bác sĩ theo dõi thêm.

Từ ngày 1 đến ngày 14 sau khi chuyển phôi

Trong giai đoạn này, phôi thai sẽ di chuyển liên tục để tìm vị trí thuận lợi nhất để bám vào làm tổ. Đây là giai đoạn tương đối nhạy cảm khi phôi thai đang hình thành, chưa ổn định và còn rất yếu. Do đó, nếu tư thế nằm của mẹ không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi.

Chị em nên nằm nghiêng bên trái,chân trái co gấp lên, còn chân phải thì duỗi thẳng, nên kê thêm một chiếc gối mềm phía sau lưng và giữa 2 đầu gối. Tư thế này giúp cơ thể mẹ được thoải mái, còn em bé thì không bị đè ép, cũng như không gây sức ép lên hệ thống tuần hoàn máu của mẹ, thai nhi sẽ phát triển ổn định hơn. Qua được giai đoạn này, mẹ sẽ biết được chuyển phôi thành công hay không.

Theo nghiên cứu, tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp phôi thai không bị đè nén, kể cả khi đã hình thành thai nhi thì cơ thể của bé cũng không chèn ép lên hệ thống tuần hoàn máu của mẹ. Đồng thời, khi nằm nghiêng bên trái cũng sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu, trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bé được tốt hơn.

>>> Xem thêm

Tư thế nằm nghiêng bên trái phù hợp cho chị em phụ nữ sau chuyển phôi

Tư thế nằm nghiêng bên trái phù hợp cho chị em phụ nữ sau chuyển phôi

Cần lưu ý gì sau khi chuyển phôi?

Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho chị em trong 14 ngày sau khi chuyển phôi. Các mẹ cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hay dùng thêm thuốc. Khi xuất hiện một số bất thường như: khó thở, đau bụng, tiểu ít, ra máu âm đạo, tăng cân nhanh, sốt cao, buồn nôn, nôn kéo dài trên 24 giờ,… chị em cần đến ngay các cơ sở ý tế để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trong quá trình sinh hoạt, nghỉ ngơi chị em cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Sau khi chuyển phôi, vợ chồng cũng nên tránh quan hệ tình dục, vì việc này có thể gây cơn co bóp ở tử cung khiến phôi thai bị đẩy ra ngoài. Ngoài ra chị em không nên đi giày cao gót và tránh tiếp xúc với các hóa chất như sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, các dung dịch tẩy rửa,… Trong các hóa chất này chứa nhiều chất độc hại như toluen, formaldehyde,… đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em và nguy hiểm cho thai nhi.

Ngủ đủ giấc cũng là vấn đề cần được chị em lưu tâm. Chuyên gia khuyến cáo sau khi chuyển phôi cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, trong đó nên dành thời gian ngủ trưa từ 45 phút đến 1 tiếng.

Ưu tiên thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Đồng thời tránh các bài vận động nặng (cardio, gym, aerobic…) các hoạt động gắng sức cũng như leo trèo, đi lên đi xuống cầu thang nhiều. Nhưng cũng cần hạn chế nằm một chỗ hay ngồi quá lâu cũng ảnh hưởng không tốt cho chính mình và thai nhi.

Kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập sau chuyển phôi làm tăng tỷ lệ thành công

Kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập sau chuyển phôi làm tăng tỷ lệ thành công

Về chế độ ăn uống, chị em nên ăn uống đầy đủ các chất, các loại protein nạc từ thịt, cá,… nhất là rau xanh, hoa quả bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung vitamin tự nhiên giúp giảm đến 40% tỉ lệ sảy thai.

Bên cạnh đó, cần bổ sung một số vi chất cũng rất cần thiết, vi chất như: axit folic, DHA omega-3, vitamin D3,… Một số thực phẩm giàu acid folic tốt cho chị em như: đậu, gan, trứng, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt,… Theo ý kiến của ThS.BS Trương Quang Hải, một số thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, quả bơ, hạt chiêm mạch, khoai lang, hạt hướng dương,… cũng giúp chị em tăng tỷ lệ đậu thai.

Tuy nhiên trong ba tháng đầu nên tránh ăn các thực phẩm gây co bóp tử cung và các thực phẩm nóng gây táo bón cho bà bầu như: đu đủ xanh, nước dừa tươi, rau ngót, các chất kích thích như rượu bia, cà phê.

Hy vọng thông qua bài viết này, chị N cũng như chị em phụ nữ đã “gỡ rối” được thắc mắc: sau chuyển phôi có nên ngồi nhiều không? Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    8.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    3.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    6.4K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    1.7K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám