Huyệt Phế Du là gì? Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

Cập nhật 06/09/2023

2.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Huyệt Phế Du là thuật ngữ trong y học có vai trò lớn trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn,…. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về huyệt vị này mời bạn cùng MEDIPLUS tìm hiểu, phân tích trong bài viết ngay sau đây nhé!

1. Huyệt Phế Du là gì?

Trên cơ thể con người có khoảng 108 huyệt khác nhau, trong đó huyệt Phế Du là huyệt vị nằm ở gần phổi. Đây là vị trí mà thông qua đó khí của phổi đi trực tiếp vào bên trong cơ thể. Chính vì vậy, huyệt Phế Du còn có tên gọi khác là “huyệt phổi”.

Tên huyệt được các tài liệu trong y học cổ truyền giải thích như sau:

  • “Phế” mang ý nghĩa là phổi.
  • “Du” là nơi ra vào của kinh khí, giữ vai trò đưa khí vào bên trong tạng phế.
Huyệt Phế Du nằm ở vị trí gần phổi

Huyệt Phế Du nằm ở vị trí gần phổi

1.1 Cách xác định vị trí huyệt Phế Du

Làm sao để biết vị trí huyệt Phế Du nằm ở đâu trên cơ thể? Đây là câu hỏi thường gặp của bệnh nhân khi đến gặp bác sĩ đông y thăm khám. Vị trí của huyệt nằm ngay ở gần phổi và người bệnh có thể dễ dàng xác định theo cách như sau:

  • Cách 1: Từ vị trí dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn, tìm huyệt Phế Du tại nơi ở ngang huyệt Thân Trụ.
  • Cách 2: Huyệt Phế Du nằm tại vị trí dưới gai đốt sống thứ 3, thuộc cả hai bên.

1.2 Tác dụng huyệt Phế Du trong điều trị bệnh

Đây là huyệt giữ vai trò quan trọng đối với con người, chính vì vậy huyệt có tác dụng to lớn như:

    • Trị lao phổi, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản: Thầy thuốc sẽ châm cứu vào huyệt đạo này giúp cơ thể được điều hòa khí huyết khiến dương khí lưu thông dễ dàng hơn vào vùng phổi.  Nhờ vậy quanh vùng phổi được khỏe mạnh hơn, huyệt sẽ hỗ trợ đào thải chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể.
    • Trị ra mồ hôi trộm, ra mồ hôi không kiểm soát được: Thông qua Phế Du Huyệt, bác sĩ châm cứu để đào thải các tuyến bã nhờn và mồ hôi tích tụ lâu ngày ra khỏi cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhiều người giảm được tình trạng ra mồ hôi trộm và tự ra mồ hôi.
    • Trị lẹo mắt: Trong nhiều tài liệu y học cổ truyền có ghi rằng huyệt Phế Du chữa bệnh ở mắt. Theo Đông y, các kinh mạch, kinh lạc , dương khí khi đi qua vùng vào sẽ có tác dụng trị bệnh cho vùng đó. Đặc biệt, Bàng Quang Kinh có mối quan hệ mật thiết với mắt nên áp dụng việc châm vào vào Phế Du có thể điều hòa và chữa trị các bệnh ở mắt. 
  • Điều hòa khí huyết: Bấm huyệt Phế Du thúc đẩy điều hòa khí huyết được lưu thông giúp khí dễ dàng đi vào phổi. Theo các thầy thuốc Đông Y, huyệt đạo này khi được đả thông và kích thích sẽ giúp cơ thể tăng cường lưu thông dương khí đến phổi. Bên cạnh đó, xunh quanh vùng phổi sẽ được thanh lọc chất độc, đào thải cặn bã giúp bộ phận khỏe mạnh.
Bấm huyệt Phế Du có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Bấm huyệt Phế Du có nhiều tác dụng đối với sức khỏe

2. Hướng dẫn cách bấm huyệt Phế Du

Bấm huyệt Phế du là cách cải thiện các bệnh lý liên quan đến điều hòa phế quản. Ngoài ra, huyệt Phế du còn được phối hợp bấm với các huyệt khác nhằm nâng cao hiệu quả cải thiện sức khỏe. Dưới đây là các bước bấm huyệt Phế du với các huyệt khác. 

2.1 Các phương pháp tác động huyệt Phế Du để chữa bệnh

Có thể thấy rằng, huyệt Phế Du khi được áp dụng trong y học đúng cách sẽ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm thường gặp hiện nay. Có hai cách tác động lên huyệt đó là bấm huyệt và châm cứu. Sau đây là cách bấm và day ấn vào huyệt được các thầy thuốc khuyến cáo:

Các bước bấm huyệt

  • Bước 1: Bạn cần nên xác định vị trí huyệt đạo nằm ở vị trí nào theo cách hướng dẫn ở trên.
  • Bước 2: Bạn sử dụng 3 ngón tay chụm lại để đặt lên vị trí huyệt đạo. Sau đó hãy tiến hành day ấn theo chiều kim đồng hồ, duy trì lực ấn vừa phải.
  • Bước 3: Nên giữ thời gian thực hiện ở mức tầm 3 phút, nếu thấy khó chịu khi bấm thì có thể giảm lực.
  • Bước 4: Bạn nên duy trì thực hiện đều đặn 5 lần cho 1 liệu trình, mỗi lần bấm sẽ cách nhau tầm khoảng 5-7 phút.
Hướng dẫn cách bấm huyệt Phế Du

Hướng dẫn cách bấm huyệt Phế Du

Sau khi bấm đúng huyệt đạo bạn tiến hành châm cứu huyệt theo cách dưới dây:

  • Bước 1: Bạn tiến hành châm kim xiên về phía cột sống khoảng 0.3 – 0.5 thốn.
  • Bước 2: Bạn nên chú ý cứu 3-5 tráng thì ôn cứu trong 5-10 phút.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện châm cứu huyệt, người bệnh tuyệt đối không nên châm kim qua sâu vì có thể chạm phổi gây tác động xấu đến sức khỏe. Bệnh nhân nên đi tới các cơ sở y họ cổ truyền uy tín, sở hữu đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm để có thể châm cứu hiệu quả.

2.2 Cách bấm huyệt Phế Du với các huyệt đạo khác

Là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người, huyệt đạo có mối quan hệ mật thiết với các huyệt đạo khác trên cơ thể. Do đó, không chỉ có tác dụng chữa bệnh tại một điểm duy nhất mà nếu biết cách kết hợp nhiều điểm với nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.

  • Phối cùng huyệt Thiên Đột, huyệt Phong Long, Phong Môn, Hoàn Khiêu, Trung Độc, và Túc Tam Lý điều trị ho, chứng thấp nhiệt, ho đờm.
  • Phối cùng huyệt Bá Lao, Liệt Khuyết, Trung Quản trị ho đờm có máu.
  • Phối cùng huyệt Đản Trung, Xích Trạch, Thái Khê trị ho nhiệt.
  • Phối cùng huyệt Phong Môn, Trung Phủ, Thiên Song, Đàn Trung và Xích Trạch có tác dụng trị ho lao.
  • Phối cùng huyệt  Đại Chùy, Cao Hoang điều trị bệnh viêm phế quản mạn.
  • Phối cùng huyệt Đào Đạo, Cách Du trị đờm suyễn.
  • Phối cùng huyệt đạo Đàn Trung, Nội Quan, Phế Nhiệt Huyệt, Trung Phủ trị hen phế quản.
  • Phối cùng huyệt đạo Thiên Trụ, Ngọc Đường, Đại Chùy, Đàn Trun, Túc Tam Lý , Kết Hạch Huyệt và huyệt Xích Trạch trị bệnh lao phổi.
  • Phối cùng huyệt Cách Du, Thái Uyên, Ngư Tế, Xích Trạch điều trị ho ra máu.
  • Phối cùng huyệt Liệt Khuyết, Hợp Cốc trị ho do ngoại cảm.
  • Phối cùng huyệt Y Hy trị áp xe phổi.
  • Phối với huyệt Bá Lao điều trị chứng bệnh mồ hôi trộm.
  • Phối cùng huyệt Đào Đạo điều trị sốt
  • Phối cùng huyệt Cao Hoang, huyệt Thân Trụ và huyệt Đào Đạo trị suy nhược do ngũ lao và thất thương.
  • Phối cùng huyệt Phục Lưu, huyệt Hy trị mồ hôi trộm.
  • Phối cùng huyệt đạo Nghênh Hương  trị mũi chảy nước.

Xem thêm

Huyệt vân môn: Vị trí và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Huyệt Phong Phủ: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

3. Lưu ý khi bấm huyệt, châm cứu huyệt Phế Du

Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình bấm huyệt hay châm cứu, bạn cần nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Lực tác động vào huyệt đạo không quá mạnh và các thao tác phải thực hiện nhịp nhàng, đều đặn.
  • Nên kiên trì bấm huyệt hằng ngày, mỗi lần thực hiện trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Ngoài ra, bạn lưu ý kết hợp giữa day ấn và thư giãn, thả lỏng tinh thần để quá trình lưu thông máu và khí huyết diễn ra tốt hơn.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện dấu hiệu lạ như chóng mặt, hoa mắt, tim đập, nhanh bạn nên dừng việc bấm huyệt và nghỉ ngơi.
  • Châm cứu, bấm huyệt chỉ một trong những phương pháp hỗ trợ nên người bệnh không nên thực hiện thường xuyên. Đối với trường hợp bệnh nặng cần phải kết hợp với những phương pháp chuyên biệt để có kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi bấm huyệt phế du để đạt hiệu quả cao

Lưu ý khi bấm huyệt phế du để đạt hiệu quả cao

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về huyệt Phế Du, cách xác định huyệt và lợi ích to lớn khi áp dụng bấm huyệt. Hy vọng qua thông tin trên bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp trị liệu an toàn để cải thiện sức khỏe của bản thân.  Nếu bạn có thắc mắc gì về các biện pháp chăm sóc sức khỏe hãy liên hệ MEDIPLUS qua số hotline 1900 3366 để được hỗ trợ ngay nhé!

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Huyệt Phong Phủ: Vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt

    Huyệt Phong Phủ là một trong những vị trí quan trọng của cơ thể. Đây là huyệt đạo thứ 16 trong Đốc Mạch có tác…

    05 Th9, 2023
    3.7K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Tăng prolactin máu đang cảnh báo vấn đề sức khỏe nào?

    Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục…

    27 Th6, 2023
    2.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Sốt nóng lạnh cảnh báo bệnh gì, cần lưu ý như thế nào?

    Sốt nóng lạnh là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thất thường. Sốt nóng…

    15 Th5, 2023
    3.9K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bí kíp bảo vệ sức khỏe trong những ngày nắng nóng khắc nghiệt

    Mới chớm đầu hè nhưng hiện nay cả nước đang bước vào những đợt nắng nóng gay gắt lên tới hơn 40 độ gây nên…

    25 Th5, 2023
    554

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám