Đau dạ dày có nên ăn lạc không? Ăn thế nào là đúng cách?

Cập nhật 24/06/2023

14.5K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày có nên ăn lạc tuy nhiên không phải ai cũng biết hết tác dụng của lạc đối với người bị đau dạ dày cùng với cách ăn đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được tác dụng của lạc đối với dạ dày kèm theo hướng dẫn ăn lạc đúng cách.

1. Đau dạ dày có nên ăn lạc không?

Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích người đau dạ dày có nên ăn lạc bởi trong lạc giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất tuy nhiên cần bổ sung lượng phù hợp và chế biến đúng cách.

Lạc tên khoa hoa là Arachis hypogaea, thuộc họ Đậu. Lạc cung cấp chất chống oxy hóa, magie, phospho, đồng, vitamin E, B, PP,… tốt cho sức khỏe. Hai hoạt chất chính trong lạc tốt cho người đau dạ dày là p-coumaric acidbeta-sitosterol với công dụng cụ thể:

  • Giảm sản sinh nitrosamine gây ung thư dạ dày và ung thư ruột kết.
  • Ngăn chặn sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư dạ dày.
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, lạc chứa chất béo có lợi và tinh bột giúp thúc đẩy quá trình bài tiết axit dịch vị, hạn chế trào ngược, thu nhỏ vết loét trong niêm mạc dạ dày.

>> XEM THÊM:

Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất

Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất

2. Tác dụng của lạc với dạ dày

Theo Đông y, lạc vị ngọt ngậy, tính bình, tác dụng bổ huyết, nhuận phế, bổ tỳ, chữa đau dạ dày và bệnh đại tràng. Theo Y học hiện đại, lạc là thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đơn, hàm lượng phospho, magie, đồng, kali, vitamin E, B, PP cao tốt cho người đau dạ dày.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g hạt lạc phần ăn được:

Thành phần Hàm lượng
Protein 27.5g
Glucid 15.5g
Canxi 68mg
Magiê 185mg
Phospho 420mg
Kali 421mg
Đồng 420μg
Vitamin PP 16.0mg
Vitamin B1 0.44mg
Vitamin B5 1.767mg
Vitamin E 8.33mg
Tổng số acid béo no 6.830g
Tổng số isoflavon 0.26mg

Nhờ những thành phần dinh dưỡng trên, lạc là thực phẩm có lợi cho người đau dạ dày với công dụng nổi bật:

2.1 Chứa p-coumaric acid chống ung thư dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn lạc bởi trong lạc có chứa  p-coumaric acid – chất chống oxy hóa có năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm sản sinh nitrosamine gây ung thư dạ dày, chống viêm, giúp nhanh lành các vết loét dạ dày.

2.2 Dầu có trong lạc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm dịu cơn đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn lạc, Trong lạc có chứa protein thực vật lành tính cho dạ dày và dầu trong lạc chứa phytosterol, beta-sitosterol có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm dịu cơn đau dạ dày, ngăn chặn sự lây lan của các tế bào gây ung thư.

Bên cạnh đó, các chất béo không bão hòa trong lạc cũng có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Lạc chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và một số hoạt chất tốt cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, nếu người đau dạ dày ăn không đúng cách có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Để hạn chế tối đa tình trạng này, hãy chế biến và sử dụng lạc đúng liều lượng theo hướng dẫn dưới phần tiếp theo của bài viết.

Lạc có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu ăn không đúng cách

Lạc có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu ăn không đúng cách

3. Cách ăn lạc đúng cách dành cho người bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn lạc, Tuy nhiên bất kỳ loại thực phẩm nào khi hấp thụ cũng cần đúng liều lượng và đúng cách, đối với người đau dạ dày càng cần chú ý hơn. Dưới đây là cách ăn lạc đúng cách cho người đau dạ dày:

  • Hàm lượng ăn lạc: Người đau dạ dày chỉ nên ăn 50g/ 1 lần và ăn 2 – 3 lần/1 tuần
  • Người đau dạ dày nên ăn lạc luộc, lạc rang ít dầu mỡ, lạc vừng rang.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ để nhu động ruột và hệ tiêu hóa làm việc tốt, tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Nên ăn kèm với các thực phẩm khác: dùng món trong bữa cơm, muối chấm.
  • Nên chia nhỏ lạc ăn vào ban ngày, tránh ăn buổi tối gây đầy bụng, khó tiêu.

Lưu ý: Lạc dễ bị ẩm mốc, hỏng vì thế nên mua ít và chế biến ăn ngay. Nếu không chế biến hết 1 lần hãy bảo quản trong hộp đậy nắp kín hoặc bọc trong nhiều lớp túi nilon.

Người đau dạ dày nên ăn lạc luộc, rang ít dầu, ăn 50g/ 1 lần và 2-3 lần/ tuần

Người đau dạ dày nên ăn lạc luộc, rang ít dầu, ăn 50g/ 1 lần và 2-3 lần/ tuần

4. Quan niệm sai lầm về lạc chữa đau dạ dày

Trong dân gian có truyền miệng bài thuốc từ lạc sống phơi khô ăn kèm lá mơ lông công dụng chữa đau dạ dày. Tuy nhiên đây chỉ là bài thuốc truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học.

  • Lá mơ lông có chứa tinh dầu, 2 chất chính là Peaderin anfa và beta, công dụng chữa lỵ, sỏi thận, khó tiểu tiện.
  • Lạc có thành phần chính là dầu lạc, axit béo no và không no, glucid,… công dụng cầm máu, bổ máu, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển,…

Qua phân tích về công dụng của lạc và lá mơ lông phía trên cho thấy tác dụng chữa đau dạ dày gần như không có.

Bài thuốc này chưa có cơ sở khoa học, thậm chí protein trong lạc sống khó tiêu hơn và khiến dạ dày phải động nhiều hơn để tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Chưa kể, lạc sống phơi khô có thể gây độc, đau bụng, khó tiêu vì chứa nấm mốc độc hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Protein trong lạc sống khó tiêu và khiến dạ dày phải động nhiều hơn để tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày

Protein trong lạc sống khó tiêu và khiến dạ dày phải động nhiều hơn để tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày

Lạc là thực phẩm giàu dinh dưỡng và người bị đau dạ dày có nên ăn lạc nhưng để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu bạn nên chú ý ăn đúng liều lượng và thời điểm nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về chứng đau dạ dày, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    22 Th9, 2024
    227

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm teo niêm mạc dạ dày: 4 Nguyên nhân, 2 Cách điều trị

    Viêm teo niêm mạc dạ dày là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người.…

    16 Th9, 2024
    194

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn thịt gà được không? 6 Lưu ý khi dùng

    Thịt gà được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải ai…

    28 Th9, 2024
    117

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đặt sonde dạ dày có nguy hiểm không? 2 Lưu ý

    Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn qua miệng do tai…

    16 Th9, 2024
    115

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám