4.6K
Tham vấn y khoa:Riêng tư: ThS. BS Lê Văn Vinh
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Nôn, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi là những biểu hiện của bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Nhưng những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Vậy dấu hiệu của đau dạ dày khi mang thai là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách xử lý thế nào là những nội dung được đề cập qua bài viết sau đây.
Mẹ bầu 3 tháng đầu thường khó phân biệt được khi nào bị đau dạ dày, khi nào đang bị ốm nghén bởi vì 2 tình trạng này có triệu chứng khá giống nhau như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu. Nhưng tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu xuất hiện thêm một số triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác như:
Khi đau dạ dày trong thai kỳ, luồng hơi – acid từ dạ dày trào lên thực quản khiến mẹ bầu bị ợ hơi, ợ chua
Mẹ bầu có thể xác định tình trạng đau dạ dày trong 3 tháng đầu thai kỳ khi có những dấu hiệu nhận biết điển hình như trên. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày là gì? Mẹ bầu hãy theo dõi tiếp phần thông tin bên dưới.
>>> XEM THÊM: Đau dạ dày nên ăn gì để nhanh khỏi?
Viêm dạ dày xảy ra do mất cân bằng dịch tiêu hóa ở dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm dạ dày xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori (H. pylori). Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày ở phụ nữ có thai như:
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, lượng nội tiết tố progesterone trong cơ thể tăng đột ngột. Điều này khiến nhu động ruột giảm, tiết acid dịch vị nhiều hơn dễ gây nên tình trạng đau, viêm loét.
Lượng nội tiết tố progesterone trong cơ thể tăng đột ngột là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén với những triệu chứng như nôn, buồn nôn. Các tình trạng này khiến dạ dày bị co bóp quá mức, tăng tiết acid dịch vị và dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Khi mang thai, tử cung sẽ dần giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Đây là tác nhân làm tăng áp lực ổ bụng, chèn ép khiến dạ dày bị kích thích, suy giảm chức năng tiêu hóa khiến thức ăn bị tồn đọng dẫn đến tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu.
Tử cung dần giãn nở theo sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực ổ bụng khiến dạ dày bị kích thích
Tình trạng căng thẳng khi mang thai làm rối loạn nhu động ruột, dạ dày tăng tiết acid dịch vị dẫn đến viêm loét dạ dày.
Mẹ bầu 3 tháng đầu thường gặp phải tình trạng nghén, thay đổi vị giác, ăn đêm, ăn chua với những thực phẩm chứa nhiều acid như: acid citric, acid lactic,… Việc ăn quá thường xuyên những thực phẩm này sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày với triệu chứng đau, viêm loét, vì thế tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu không phải hiếm gặp.
Ăn quá nhiều thực phẩm chua như: chanh, quýt, cóc, xoài,… sẽ khiến mẹ bầu dễ bị viêm loét dạ dày
Trên đây là những nguyên nhân gây đau dạ dày trong 3 tháng đầu mà mẹ bầu thường gặp phải. Ngoài nguyên nhân thì tình trạng đau dạ dày có bị nguy hiểm không là thông tin khiến mẹ bầu quan tâm. Đây là nội dung được chia sẻ ở phần tiếp theo.
>>> BẠN CẦN BIẾT: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Trường hợp mẹ bầu xét nghiệm có vi khuẩn Hp (vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày, tá tràng) thì cũng không nên lo lắng vì vi khuẩn này không lây nhiễm từ mẹ sang con.
Vi khuẩn Hp không lây truyền từ mẹ sang con
Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.
Do đó, tình trạng đau dạ dày không chỉ khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải mà còn khiến thai nhi kém phát triển. Vì vậy mẹ bầu cần biết xử lý đúng cách tình trạng đau dạ dày khi mang thai để cải thiện sức khỏe và không gây ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi như gợi ý ở phần bên dưới.
Khi có những triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, trước tiên mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sản khoa để đảm bảo thai kỳ vẫn an toàn. Sau khi xác định đó là những dấu hiệu của đau dạ dày, bác sĩ sản khoa sẽ giới thiệu mẹ bầu đi thăm khám tại chuyên khoa tiêu hóa.
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh lý của đau dạ dày, mẹ bầu có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số thủ thuật y khoa để kiểm tra như: siêu âm, xét nghiệm vi khuẩn Hp… Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau dạ dày khi không có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc có thể gặp phải những tác dụng phụ, hay có thể qua nhau thai vào máu gây hại và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách khi có các dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Bên cạnh việc đi thăm khám và tuân theo phương pháp điều trị của bác sĩ, mẹ bầu mắc bệnh đau dạ dày trong 3 tháng đầu cần lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe. Đó là những lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt như thông tin được đề cập ở nội dung tiếp theo.
Khi mắc phải tình trạng đau dạ dày trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi như sau:
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe mẹ bầu, thai nhi và giảm triệu chứng đau dạ dày. Cụ thể, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý như sau:
Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để đảm bảo dinh dưỡng và cải thiện tình trạng đau dạ dày
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, mẹ bầu cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý như gợi ý ở phần nội dung bên dưới.
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học cũng là điều mẹ bầu cần chú trọng để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa góp phần cải thiện triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu nên thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi như sau:
Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học sẽ góp phần giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái và có sức khỏe tốt hơn
Phần lớn trường hợp đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến thai nhi. Nhưng nếu các triệu chứng đau dạ dày kéo dài sẽ làm sức khỏe mẹ bầu giảm sút, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị chuyên sản khoa và đồng thời nên chú ý sức khỏe, chú trọng ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để cải thiện tình trạng đau dạ dày trong thai kỳ.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về tình trạng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐĂNG KÝ NỘI SOI
Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS
Δ
Riêng tư: ThS. BS Lê Văn Vinh
“Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đánh giá cao tầm quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh, Thạc sĩ, bác sĩ Lê…
Bài viết liên quan
Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…
Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn
Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa
Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.