Đi cầu ra máu tươi: Nguyên nhân Bệnh lý thường bị bỏ qua

Cập nhật 17/05/2023

5.3K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đi cầu ra máu tươi là triệu chứng khá phổ biến và thường gặp, khiến nhiều người bệnh lo lắng và không biết đây là dấu hiệu của bệnh lý nào? Có nguy hiểm không? Nếu đang gặp phải và chưa biết là do đâu, cùng theo dõi bài viết dưới đây, các chuyên gia y tế tại MEDIPLUS sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cần thiết về vấn đề này!

Đi cầu ra máu tươi

Đi cầu ra máu tươi là triệu chứng thường gặp trong bệnh lý ở vùng trực tràng hậu môn. Mức độ chảy máu khi đi đại tiện có thể rất ít chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, thành giọt kèm theo các triệu chứng khác như: mót rặn, đau quanh vùng hậu môn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn,…

Tình trạng đi ngoài ra máu tươi có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý

Tình trạng đi ngoài ra máu tươi có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý

Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi

Đi cầu (đại tiện) ra máu tươi là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau vùng hậu môn trực tràng. Theo ThS.BS.Lê Văn Vinh cho biết tình trạng đi ngoài ra máu tươi tùy từng mức độ và kèm theo những triệu chứng khác là biểu hiện của các bệnh điển hình như:

1. Đi ngoài ra máu do Bệnh trĩ

Một chứng bệnh khá phổ biến, việc đi cầu ra máu tươi sẽ nghĩ ngay đến là bị Trĩ. Biểu hiện của bệnh lý này là xuất hiện máu tươi lẫn trong phân, dính trên giấy hoặc tia máu ở thành bồn cầu.

Bệnh trĩ hình thành là do đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn phì đại quá mức. Trĩ phát triển khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với nhiều dạng khác nhau: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và theo từng cấp độ.

Những người có đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, bị táo bón, phụ nữ mang thai, dân văn phòng, chế độ ăn cay nóng… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu tươi, người bệnh còn có các triệu chứng khác kèm theo như: sa búi trĩ, đau rát hậu môn khi đại tiện, ngứa quanh hậu môn, nứt hậu môn, áp xe hậu môn…

Đi cầu ra máu do bị bệnh trĩ

Đi cầu ra máu do bị bệnh trĩ

2. Polyp đại tràng, trực tràng

Polyp đại tràng, trực tràng là những khối u lành tính tại niêm mạc đại, trực tràng. Bệnh lý này thường không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện thông qua nội soi. Đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo Polyp đại, trực tràng. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ kịp thời để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo Polyp đại tràng

Đại tiện ra máu tươi có thể là dấu hiệu cảnh báo Polyp đại tràng

3. Nứt hậu môn khiến đi cầu ra máu tươi

Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng nứt rách niêm mạc hậu môn gây đau rát, nhói và chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh lý này thường gặp khi bị táo bón người bệnh rặn dẫn đến rách hậu môn gây đau, chảy máu. Nếu để kéo dài và việc vệ sinh không cẩn thận sẽ gây biến chứng loét và nhiễm khuẩn vùng hậu môn.

4. Táo bón là nguyên nhân thường gặp

Tình trạng táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân gây đi cầu ra máu. Táo bón khiến cho người bệnh khi đi đại tiện phải dùng lực mạnh đẩy phân ra ngoài, tạo một lực ma sát lớn cho thành hậu môn gây trầy xước và chảy máu.

Bệnh nhân bị táo bón có thể dính máu bên ngoài khuôn phân hoặc cuối bãi, lượng máu này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng tổn thương ống hậu môn. Táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân chính gây ra Bệnh trĩ nếu ko khắc phục sớm.

Bị táo bón trong thời gian dài khiến tình trạng đi ngoài ra máu trầm trọng

Bị táo bón trong thời gian dài khiến tình trạng đi ngoài ra máu trầm trọng

5. Ung thư đại trực tràng

Đại tiện ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng sớm. Lượng máu ban đầu thường ít và chảy máu nhiều hơn nếu tế bào ung thư xâm lấn vào đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác kèm theo như: đau bụng dưới, chướng bụng, buồn nôn, mất tự chủ trong tiểu tiện,…

6. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột chủ yếu là do vi khuẩn gây ra, chỉ 1 số trường hợp là do virus. Người bệnh bị viêm dạ dày ruột cũng có dấu hiệu điển hình là trong phân có lẫn máu.

Để điều trị bệnh lý này, người bệnh cần dùng thuốc kháng virus hoặc kháng sinh tùy thuộc vào loại virus hoặc vi khuẩn gây bệnh và bù đủ lượng chất lỏng.

7. Viêm túi thừa

Túi thừa được tạo ra khi thành ruột kết phồng lên, thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa bị cọ xát gây chảy máu và máu sẽ đi ra cùng với phân. Hiện tượng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc gián đoạn, nếu không cắt bỏ túi thừa đi thì tình trạng chảy máu và viêm nhiễm vẫn còn tồn tại.

8. Viêm đại trực tràng

Đại trực tràng là phần cuối ống tiêu hóa, gần với hậu môn nên dễ bị viêm nhiễm và chảy máu. Nguyên nhân gây viêm có thể do nhiễm nấm, vi khuẩn, hội chứng ruột kích thích, táo bón hoặc quan hệ qua đường hậu môn,…

Điều trị viêm đại trực tràng cần kiên trì vì bệnh dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng chảy máu bằng cách dùng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Viêm trực tràng cũng là nguyên nhân khiến đi cầu ra máu

Viêm trực tràng cũng là nguyên nhân khiến đi cầu ra máu

9. Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý cấp cứu nội, ngoại khoa khá nguy hiểm. Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có thể xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài ra máu, nôn ra máu có lẫn thức ăn, dịch nhầy loãng kèm theo vã mồ hôi, da niêm mạc nhợt, thở nhanh nông, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu tươi có nguy hiểm hay không vấn đề chắc hẳn ai đang bị cũng quan tâm, điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra là do đâu. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể tự biến mất và không gây nguy hiểm gì.

Tuy nhiên nếu chảy máu kéo dài kèm theo lượng máu xuất hiện nhiều sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho người bệnh. Cần lưu ý và đến gặp bác sĩ để được thăm khám để có phương pháp trị liệu hợp lý. Một vài những dấu hiệu dưới đây, nếu thấy bất thường thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám sớm:

  • Đi ngoài lẫn máu tươi, máu nhỏ dọt hoặc thành tia.
  • Có các dấu hiệu kèm theo đau quặn bụng, chóng mặt, buồn nôn.
  • Hình dạng, màu sắc cấu trúc phân thay đổi lâu.
  • Đại tiện mất kiểm soát và kèm theo máu tươi.
  • Sụt cân, tiêu chảy không có nguyên nhân…

Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi

Đi đại tiện ra máu có thể rất ít hoặc kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh, lúc đầu máu chảy ít nên bằng mắt thường khó quan sát được lượng máu lẫn trong phân, chỉ khi đến giai đoạn nặng mới phát hiện ra.

Đi ngoài ra máu tươi kèm các triệu chứng bất thường nên đi thăm khám sớm

Đi ngoài ra máu tươi kèm các triệu chứng bất thường nên đi thăm khám sớm

Việc xét nghiệm tìm máu ở trong phân được khuyến khích để tìm nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt trường hợp có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Trong trường hợp kết quả âm tính nhưng nhóm người nguy cơ cao có máu trong phân có thể kết hợp với các phương pháp chẩn đoán như:

  • Nội soi giúp phát hiện sớm các tổn thương, hình dạng, kích thước và vị trí của khối u. Từ đó xác định chính xác ung thư đại tràng.
  • Chụp khung đại tràng nhằm phát hiện các tổn thương nhỏ.
  • Siêu âm: đánh giá tình trạng các u, hạch ở bụng.
  • Chụp cắt lớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, đánh giá cụ thể được tình trạng của bệnh.

Đi cầu ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng ra máu dù là ít hay nhiều khi đi đại tiện, người bệnh cần hết sức lưu ý, chủ động thăm khám chuyên khoa kịp thời để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị, tránh để lâu có thể gây biến chứng.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

    Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

    16 Th8, 2023
    825

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    496

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    856

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám