Polyp đại tràng là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Cập nhật 09/05/2023

1.7K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Polyp đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có không ít người băn khoăn polyp đại tràng là gì, bệnh có nguy hiểm không, có phát triển thành ung thư đại trực tràng không… Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về những vấn đề này!

Polyp đại tràng là gì?

Polyp đại tràng là sự tăng sinh bất thường của các tế bào phát triển thành khối u trên niêm mạc đại tràng. Đa phần polyp có kích thước nhỏ, xuất hiện ở cuối đại tràng và hầu như chúng đều lành tính, không có hại. Tuy nhiên, theo thời gian một số loại polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng có thể gây ra tử vong. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều polyp đại tràng với các kích thước to nhỏ khác nhau. Bất cứ ai cũng có thể bị polyp đại tràng nhất là những người trên 50 tuổi.

Bệnh polyp đại tràng phát triển trên lớp niêm mạc

Bệnh polyp đại tràng phát triển trên lớp niêm mạc

Polyp đại tràng hình thành do đâu?

Bệnh polyp đại tràng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường do lối sống sinh hoạt không hợp lý. Bên cạnh đó có thể kể đến các nguyên chính gây ra như:

  • Do di truyền: Đối với gia đình có bố hoặc mẹ bị polyp hoặc ung thư đại tràng thì con cái sẽ có nguy cơ mắc polyp đại tràng cao hơn so với người bình thường.
  • Do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý như sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất béo, ăn nhiều thịt đỏ, ăn ít chất xơ, thường xuyên uống rượu và đồ uống có cồn cũng là một trong những nguyên nhân hình thành polyp đại tràng. Những người hút thuốc lá, thừa cân béo phì hoặc lười vận động cũng có thể mắc bệnh.
  • Do yếu tố tâm lý: Tâm lý cũng tác động nhất định đến quá trình hình thành khối polyp. Căng thẳng, áp lực thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đột biến gen: Gen đột biến khiến tế bào phát triển bất thường, tạo thành khối polyp đại tràng.

Ngoài ra polyp đại tràng còn do các nguyên nhân khác phải kể đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày như lười vận động, thường xuyên dùng đồ uống cồn hoặc hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc polyp dạ dày cao hơn người bình thường.

Các loại polyp đại tràng và triệu chứng

Tham vấn chuyên khoa Tiến sĩ Bác sĩ Phạm Bình Nguyên – Chuyên gia tiêu hóa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, Polyp đại tràng có hai loại phổ biến nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến, ngoài ra còn có một số loại khác tuy nhiên tỷ lệ ít gặp hơn. Cụ thể:

Polyp tăng sản

Kích thước khối polyp tăng sản nhỏ, thường dưới 5mm, nằm tại phần cuối đại tràng (ở đại tràng và đại tràng sigma). Nhìn chung các khối polyp tăng sản lành tính, không có khả năng phát triển thành ác tính.

Polyp tăng sản đại tràng và đại tràng sigma ít khả năng phát triển thành ác tính

Polyp tăng sản đại tràng và đại tràng sigma ít khả năng phát triển thành ác tính

Polyp tuyến

Polyp tuyến chiếm tới 2/3 trường hợp mắc polyp đại tràng. Các polyp này thường có kích thước bé dưới 1,5cm (90%). Phần lớn polyp tuyến không phát triển thành ung thư. Tuy nhiên kích thước polyp tuyến càng lớn thì nguy cơ ung thư càng cao.

Ngoài ra còn có một số dạng polyp di truyền ít gặp hơn có thể kể đến như:

  • Hội chứng Lynch (Lynch syndrome) là dạng ung thư ruột kết do di truyền thường gặp. Số lượng các khối polyp ít nhưng thời gian chuyển thành ác tính rất nhanh.
  • Đa polyp tuyến gia đình (FAP – Familial adenomatous Polyposis) tạo ra hàng trăm, hàng nghìn khối polyp nằm ở niêm mạc đại tràng ở trẻ em. Nếu không điều trị dứt điểm, polyp sẽ phát triển thành ung thư ruột kết trước 40 tuổi.
  • Hội chứng Gardner là dạng biến thể của FAP gây ra các khối u đại tràng, u nang bã nhờn và u xương hàm.

Hầu hết bệnh nhân bị polyp đại tràng không có triệu chứng. Polyp thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, khi đường kính polyp lớn hơn 2cm bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Chảy máu trực tràng: Khi bệnh nhân đi đại tiện có thể xuất hiện máu tươi. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như táo bón hoặc trĩ.
  • Rối loạn phân: Phân có thể thay đổi màu sắc chuyển thành màu đen hoặc lẫn màu đỏ của máu. Tuy nhiên nguyên nhân có thể do một số loại thuốc hoặc thực phẩm.
  • Đau bụng: Kích thước polyp lớn có thể chèn ép gây tắc ruột khiến người bệnh có cảm giác đau bụng, buồn nôn hoặc bí trung đại tiện cho người bệnh.
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng mất máu do polyp kéo dài khiến lượng sắt trong cơ thể thiếu hụt. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó thở.
Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng khi bị polyp đại tràng

Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng khi bị polyp đại tràng

Điều trị polyp đại tràng như thế nào?

Căn cứ vào loại polyp, số lượng và kích thước polyp đại tràng mà các Bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm cắt và phương pháp thích hợp loại bỏ hoàn toàn các khối polyp. Nếu bệnh nhân có polyp tăng sản thì không cần cắt polyp. Bởi polyp tăng sản thường không có khả năng phát triển thành ung thư.

Nếu bệnh nhân bị polyp có thể chuyển thành ác tính, số lượng polyp ít thì sẽ cắt từ 5 đến 10 polyp mỗi lần bằng phương pháp nội soi. Trong trường hợp bệnh nhân có hàng trăm polyp nằm ở đại tràng, hoặc số lượng nhiều hơn, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần đại tràng.

Đối với polyp đại tràng kích thước lớn hơn 5mm, bác sĩ sẽ sinh thiết để chẩn đoán polyp lành tính hay ác tính. Polyp nhỏ hơn có thể theo dõi định kỳ, chưa cần cắt bỏ.

Quy trình phẫu thuật nội soi cắt polyp đại tràng bao gồm 3 bước:

  • Bước 1: Trước khi nội soi, bệnh nhân sẽ phải làm một số xét nghiệm, làm sạch đại tràng.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê rồi dùng ống nội soi mềm đưa vào đại tràng bệnh nhân. Thông qua hình ảnh trên màn hình, bác sĩ phát hiện được số lượng và kích thước, vị trí của polyp.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ polyp bằng các dụng cụ chuyên biệt. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được đưa vào phòng hậu phẫu để theo dõi rồi mới xuất viện. Các bác sĩ sẽ sinh thiết polyp đại tràng để xác định nguy cơ chuyển thành ung thư đại tràng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

❓ Câu hỏi bạn đang quan tâm: Cắt polyp đại tràng có đau không? Bác sĩ Nguyên cho biết thêm, nội soi cắt polyp đại tràng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, ít ảnh hưởng tới các mô lân cận, ít gây đau đớn cho người bệnh. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê nên hoàn toàn không có cảm giác đau đớn. Khi thuốc mê hết tác dụng bệnh nhân có thể đau nhẹ trong vài ngày rồi triệu chứng này sẽ biến mất.

>>> Xem chi tiết: Cắt Polyp đại tràng: Mức giá, Quy trình, Chuẩn bị

Nội soi xâm lấn tối thiểu cắt loại bỏ các khối polyp đại tràng

Nội soi xâm lấn tối thiểu cắt loại bỏ các khối polyp đại tràng

Chi phí cắt polyp đại tràng hết bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào số lượng cũng như kích thước polyp to hay bé mà chi phí cắt sẽ khác nhau. Chính vì thế, đối với mỗi trường hợp cơ sở y tế thực hiện sẽ đưa ra chi phí cắt cụ thể cho từng bệnh nhân.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà polyp đại tràng gây ra, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên gia y tế có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý tiêu hóa cùng thiết bị y tế tiên tiến MEDIPLUS đảm bảo cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất.

Nội soi BLIx390 tại MEDIPLUS là công nghệ hiện đại nhất hiện nay giúp phát hiện polyp đại tràng, các tổn thương nhỏ nhất ở niêm mạc đại tràng. Đồng thời phương pháp này có thể tầm soát ung thư giai đoạn sớm để có phác đồ điều trị kịp thời ngăn chặn nguy cơ ung thư tiềm ẩn. Đây là hệ thống nội soi công nghệ cao của Fujifilm Nhật Bản với khả năng phóng đại hình ảnh lên 390 lần, dây nội soi có thể uốn cong 210 độ,… giúp chẩn đoán và đánh giá bệnh lý về đường tiêu hóa chính xác cho bệnh nhân.

Trong quá trình nội soi MEDIPLUS còn sử dụng công nghệ bơm khí CO2 giúp người bệnh giúp giảm các triệu chứng đau bụng, chướng bụng cho người bệnh.

Để được tư vấn cụ thể về chi phí cắt polyp đại tràng cũng như đặt lịch khám hãy liên hệ tới hotline 1900 3366 hoặc trực tiếp đến Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được hỗ trợ nhanh nhất.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Đánh giá bài viết

      ĐĂNG KÝ NỘI SOI

      Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



      Bài viết liên quan

      Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

      Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

      16 Th8, 2023
      3.6K

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

      Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

      15 Th12, 2023
      232

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

      Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

      01 Th8, 2023
      851

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Thuốc thụt hậu môn là gì? Lưu ý sử dụng để tránh tác dụng phụ

      Thuốc thụt hậu môn là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Tuy nhiên, không ít người…

      16 Th8, 2023
      823

      Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

      Chuyên mục: Tiêu hóa

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám