Bệnh gút kiêng ăn rau gì? 10 loại nên bổ sung hàng ngày

Cập nhật 04/09/2024

33.1K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Bệnh gút (thống phong) là một bệnh lý mạn tính gây ra do sự gia tăng quá mức nồng độ acid uric trong dịch cơ thể, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat trong các mô gây cơn đau cấp tính dữ dội. Gút là bệnh lý từ miệng mà vào, vì vậy việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa lớn trong quá trình điều trị bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng chế độ ăn nhiều rau sẽ rất tốt cho bệnh gout. Vậy thực hư như thế nào? Hãy theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS về các loại rau tốt cho người bệnh gút qua bài viết dưới đây!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Các loại rau tốt cho người bệnh gút

Các loại rau tốt cho người bệnh gút

Bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gút là bổ sung những thực phẩm có hàm lượng purin cao ( 50-150mg purin/100g thực phẩm) và rất cao( >150mg purin/100g thực phẩm). Dưới đây là một số loại rau giàu purin mà người bệnh gút nên kiêng ăn:

1. Nấm

Từ lâu, nấm đã được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, các vitamin nhóm B, D, canxi, kali và một số vi chất khác tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng nhân purin (theo wiki) có trong nấm rất cao, cứ 100g nấm thì có khoảng 488mg purin. Chính vì thế, nấm được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ rất cao cho người bệnh gút.

Lạm dụng ăn quá nhiều nấm trong thời gian điều trị bệnh gút không những ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị mà còn làm tăng tần suất xuất hiện các cơn đau gút cấp, gây khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt.

Bị gút nên hạn chế nấm 

Bị gút nên hạn chế ăn nấm

2. Măng tây

Tương tự như nấm, măng tây cũng là một loại rau rất giàu nhân purin. Trong 100g măng tây có đến 150mg purin. Mặc dù, măng tây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ, folate và vitamin A, C, E và K,… Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tái phát các cơn đau nhức khớp và các triệu chứng có liên quan đến bệnh gút.

Bị gút nên hạn chế măng tây

Bị gút nên hạn chế măng tây

3. Rau dền

Trong rau dền có chứa hàm lượng lớn acid oxalic. Đối với người bệnh gút, bổ sung thực phẩm giàu acid oxalic sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành sỏi và gây lắng đọng tại thận. Hậu quả là dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm tại thận. Hơn nữa, acid oxalic là chất làm tăng phản ứng viêm khiến cho khớp bị sưng và đau nhức dữ dội hơn. Do đó, trong các đợt gút cấp người bệnh nên hạn chế loại rau này.

Không nên ăn rau dền khi bị bệnh gút

Không nên ăn rau dền khi bị bệnh gút

4. Giá đỗ

Giá đỗ là loại thực phẩm tăng trưởng nhanh, rất giàu purin. Sử dụng giá đỗ thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày có thể làm tăng nồng độ axit uric, khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. Chính vì thế, tốt nhất người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng sử dụng giá đỗ trong bữa ăn. Chuyên gia MEDIPLUS khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng một hàm lượng nhỏ, không quá 200g/ngày ngăn ngừa các đợt gút cấp tái diễn.

Hạn chế ăn giá đỗ khi bị bệnh gút

Hạn chế ăn giá đỗ khi bị bệnh gút

5. Các loại rau mầm

Tương tự như giá đỗ, các loại rau mầm cũng nằm trong nhóm thực vật tăng trưởng nhanh, vì thế chúng có hàm lượng purin rất lớn. Chính vì lí do này, rau mầm cũng không được khuyến khích dùng cho người bị bệnh gút. Mặt khác, để gia tăng lợi nhuận, một số nơi sản xuất không uy tín thường sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng để đẩy nhanh thời gian nảy mầm của hạt. Nếu mua phải những loại rau này sẽ gây hại cho sức khoẻ của con người.

Kiêng ăn rau mầm khi bị bệnh gút

Kiêng ăn rau mầm khi bị bệnh gút

 6. Rau dọc mùng

Đây là loại rau thường xuất hiện trong ẩm thực Việt Nam với những món ăn như canh chua dọc mùng, bún dọc mùng, dọc mùng muối chua,… Tuy nhiên, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn dọc mùng có hàm lượng acid uric trong máu cao hơn những người không ăn.  Chính vì thế, người bị bệnh gút cần hạn chế sử dụng rau dọc mùng trong các bữa ăn tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Hạn chế ăn rau dọc mùng khi bị gút

Hạn chế ăn rau dọc mùng khi bị gút

7. Rau muống

Trong 100g rau muống có chứa 57mg purin, đây là loại rau thuộc nhóm thực phẩm nguy cơ cao cho bệnh gút. Bởi vì trong thành phần của rau muống còn chứa một lượng lớn acid oxalic – chất kích thích phản ứng viêm và gây ra các cơn đau cấp. Vì thế, người bệnh gút không nên ăn rau muống, đặc biệt trong các đợt gút cấp tính.

Kiêng rau muống khi bị gút

Kiêng rau muống khi bị gút

Top các loại rau tốt cho người bị bệnh gút nên ăn

1. Củ cải

Củ cải được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp mà người bệnh gút có thể an tâm sử dụng. Đây là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ các vitamin nhóm B, C, PP, sắt, canxi, có tác dụng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục viêm nhiễm tại các khớp.

Củ cải rất tốt cho người bệnh gút

Củ cải rất tốt cho người bệnh gút

2. Dưa chuột

Dưa chuột là một trong những sự lựa chọn tốt nhất trong bữa ăn của người bị  bệnh gút. Dưa chuột thuộc nhóm thực phẩm có tính kiềm,  mát, độ pH trong dưa chuột cao nên có tác dụng trung hòa và đào thải axit uric trong cơ thể qua đường nước tiểu. Không những thế, trong dưa chuột còn chứa  vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa, kháng viêm tự nhiên. Người bệnh gút có thể yên tâm bổ sung dưa chuột vào chế độ ăn hàng ngày bởi vì hàm lượng purin thấp ( chỉ 7mg purin/100g thực phẩm), không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Dưa chuột rất tốt cho người bệnh gút

Dưa chuột rất tốt cho người bệnh gút

3. Rau cần tây

Cần tây không chỉ là loại thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn là “thần dược” dành cho người bệnh gút. Trong cần tây có chứa luteolin, là một flavonoid có tác dụng làm giảm sản xuất acid uric, ngăn ngừa lắng đọng các tinh thể urat tại khớp. Ngoài ra, cần tây chứa lượng chất oxy hoá và chống viêm dồi dào, giúp giảm viêm, ngăn ngừa các đợt gút cấp.

Rau cần tây rất tốt cho người bệnh gút

Rau cần tây rất tốt cho người bệnh gút

4. Bí đỏ

Bí đỏ không chứa nhân purin và có tính kiềm nên có thể giúp trung hòa môi trường axit trong cơ thể, từ đó giảm lượng axit uric dư thừa trong máu. Vì thế, đây cũng là loại rau được ưu tiên dùng cho người bệnh gút.Mặt khác, trong bí đỏ cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn mỡ máu, ổn định đường huyết.

Bí đỏ rất tốt cho người bệnh gút

Bí đỏ rất tốt cho người bệnh gút

5. Cà chua

Trong 100g cà chua thì chỉ chứa  khoảng 11mg nhân purin, chính vì vậy mà loại rau này được xếp vào nhóm thực phẩm an toàn cho người bệnh bị gút. Không những thế, cà chua còn cung cấp đa dạng các loại vitamin như A, C, chất chống oxy hóa và  chất chống viêm rất tốt cho trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh này.

Cà chua rất tốt cho người bệnh gút

Cà chua rất tốt cho người bệnh gút

6. Rau tía tô

Tía tô là một loại rau gia vị được sử dụng để ăn sống hoặc dùng trong các bài thuốc đông y. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong tía tô chứa các hoạt chất có lợi như ethenyl ester, propenoic acid có tác dụng làm giảm axit uric trong máu bằng cách ức chế hoạt động của Xanthine oxidase – một loại enzym tham gia vào quá trình hình thành axit uric. Theo đông y, tía tô còn làm thuốc chữa bệnh như ho, kích thích ra mồ hôi, giảm đau, chữa cảm mạo,…Ngoài ra, trong dân gian còn lấy lá tía tô đem giã nát, sao cháy và đắp lên khớp bị viêm để giảm sưng đau khớp.

Người bệnh gút nên sử dụng tía tô

Người bệnh gút nên sử dụng tía tô

7. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh có rất nhiều lợi ích trong phòng ngừa bệnh gút. Trong súp lơ xanh có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxi hoá,  giảm nồng độ acid uric, giảm viêm, giảm tần suất các đợt gút cấp tái phát.

Người bệnh gút nên ăn súp lơ xanh

Người bệnh gút nên ăn súp lơ xanh

8. Khoai tây

Trong khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C, kẽm và kali dồi dào, có khả năng trung hòa axit uric, ức chế phản ứng viêm tại các khớp bị gút. Ngoài ra, hàm lượng purin trong khoai tây rất thấp (chỉ có 16mg purin/ 100g khoai tây). Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh gút nên bổ sung khoai tây. Tuy nhiên, trong khoai tây có chứa một hàm lượng nhỏ Solanin – chất gây ngộ độc cho cơ thể, vì vậy người bệnh lưu ý nên lựa chọn những củ có màu vàng, không nảy mầm và không có vỏ xanh.

Khoai tây tốt cho người bệnh gút

Khoai tây tốt cho người bệnh gút

9. Bí xanh

Bí xanh có tính mát, thành phần chủ yếu là nước có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Bên cạnh đó, bí xanh còn là loại thực phẩm chứa rất ít purin rất an toàn đối với người bệnh gout. Đây chính là loại thực phẩm “lý tưởng” mà người bị gout có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.

Bí xanh tốt cho người bệnh gút

Bí xanh tốt cho người bệnh gút

10. Lá lốt

Lá lốt vừa là một loại rau gia vị, vừa là một trong các loại rau tốt cho người bệnh gút và một số bệnh lý về xương khớp. Loại rau này có chứa các chất chống viêm, giảm đau tự nhiên như alcaloid, flavonoid, tinh dầu beta – caryophylen rất tốt cho các đợt gút cấp. Uống nước sắc lá lốt hoặc ngâm chân bằng nước nấu lá lốt đều có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gút rất hiệu quả, giảm viêm giảm sưng tấy.

Lá lốt rất tốt cho người bệnh gút 

Lá lốt rất tốt cho người bệnh gút

Tóm lại, chế độ ăn đóng vai trò quyết định trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh gút. Người bệnh nên chọn những nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp, an toàn cho bệnh gút như rau củ quả, ngũ cốc, trứng, sữa,… Trong giai đoạn điều trị đợt gút cấp, tuyệt đối không sử dụng nhóm thực phẩm giàu nhân purin. Hạn chế rượu bia, các chất kích thích như cà phê, chè đặc,… để hạn chế nguy cơ cho người bệnh gút.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể lựa chọn được các loại rau tốt cho người bệnh gút. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp tới fanpage Facebook Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

4/5 - (1 vote)

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Thoái hóa cột sống có chữa được không? 5 Lưu ý

    Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thoái hóa cột sống là một…

    29 Th11, 2024
    35

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Gãy cột sống: 5 Nguyên nhân và 3 Cách điều trị

    Gãy cột sống là một chấn thương nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng vận động. Hiểu…

    28 Th11, 2024
    25

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

    Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là triệu chứng thường gặp, liên quan tới xương khớp. Bệnh lý này có thể do nhiều…

    22 Th1, 2024
    680

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phác đồ điều trị loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Phác đồ điều trị loãng xương là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân mắc bệnh loãng xương quan tâm. Tuy nhiên người bệnh cần…

    16 Th2, 2024
    609

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám