10.5K
Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa chiếm tới 85% dân số, trong đó có đau dạ dày. Để điều trị đau dạ dày hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên xây dựng thực đơn lành mạnh. Vậy đau dạ dày ăn mít được không? Bài viết dưới đây của MEDIPLUS sẽ giải đáp câu hỏi này cụ thể, chi tiết cho bạn.
Đau dạ dày ăn mít được không? Câu trả lời là có. Người bị đau dạ dày có thể thêm mít vào chế độ ăn của mình mà không cần lo lắng các ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Mít còn là loại trái cây có vai trò hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày tốt, giúp thuyên giảm các cơn đau, làm người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều mít sẽ làm tăng lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường; khiến chứng rối loạn đông máu trầm trọng hơn; giảm ham muốn tình dục; gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
>>> Xem thêm bài viết khác:
Đau dạ dày có thể ăn mít với hàm lượng dinh dưỡng cao để cải thiện tình trạng bệnh
Lưu ý một số đối tượng không nên ăn mít
Người bị gan nhiễm mỡ: Mít có nhiều đường có thể gây hại đến sức khỏe gan. Đặc biệt đối với người bệnh gan nhiễm mỡ kèm viêm gan nên tránh xa các trái cây khó tiêu và quá ngọt như mít.
Tiểu đường: Người mắc tiểu đường nên xây dựng chế độ ăn kiêng đường để ổn định đường huyết, cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, hàm lượng đường glucose và đường fructose của mít cao khi ăn quá nhiều sẽ khiến nồng độ đường trong máu tăng cao, làm tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Suy thận mạn: Người bị suy thận mạn tính không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali như mít. Vì thận suy yếu sẽ gây ứ đọng kali làm tăng lượng kali trong máu, dẫn đến ngừng tim và tử vong đột ngột.
Người dễ chướng bụng, khó tiêu: Mít có hàm lượng đường cao sẽ gây tình trạng chướng bụng, khó tiêu nặng hơn đặc biệt là mít dai.
Hàm lượng đường trong mít có thể khiến bệnh tiểu đường nặng hơn
Để giải đáp cặn kẽ cho câu hỏi đau dạ dày ăn mít được không, hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của mít đối với hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung dưới đây:
Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Mít rất giàu chất xơ. Trong 100 gram mít có chứa tới 1,2 gram chất xơ hòa tan. Chất xơ này sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó, dạ dày được giảm áp lực làm việc làm giảm đáng kể các cơn đau dạ dày.
Chống viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày
Hàm lượng chất xơ, vitamin C, đường saccarozơ, chất béo hòa tan trong mít cao có tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc thành dạ dày. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng này còn có khả năng xoa dịu các vết thương hiệu quả.
Thường xuyên ăn mít sẽ loại bỏ được các lớp màng nhầy bám ở ruột. Điều này đồng nghĩa với việc ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày nặng nề hơn và giảm thiểu tỷ lệ mắc ung thư đại tràng.
Ngoài ra, mít còn có một số những tác dụng khác:
– Múi mít có chứa hợp chất saponin, lignans, phytonutrient giúp làm dịu những thương tổn của thành dạ dày và đẩy lùi nguy cơ xảy ra thương tổn.
– Kali trong mít giúp cải thiện các cơn đau dạ dày, làm người bệnh bớt khó chịu hơn.
Nâng cao sức đề kháng
Trong 165mg mít sẽ có đến 18% RDI vitamin C. Vitamin C trong mít có khả năng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm virus. Đồng thời, vitamin C cũng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch nhờ việc kích thích các tế bào máu trắng hoạt động.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Các chất dinh dưỡng trong mít như isoflavones, ignans, saponins có công dụng chống lão hóa và ung thư. Những chất này sẽ diệt trừ các gốc tự do – nguyên nhân gây nên ung thư khỏi cơ thể, làm chậm quá trình tế bào lão hóa.
Tốt cho mắt và da
Vitamin A trong mít có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe làn da và đôi mắt. Đồng thời, vitamin A còn có tác dụng phòng chống các bệnh về mắt như quáng gà hoặc thoái hóa điểm vàng.
Cung cấp năng lượng cần thiết
Đường sucrose và fructose trong mít giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, trong mít lại không chứa chất béo bão hòa có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mít là thực phẩm tuyệt vời mà mọi người có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn hằng ngày.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Hàm lượng kali trong mít có công dụng làm giảm lượng natri trong cơ thể – nguyên nhân chính gây cao huyết áp thông qua đường tiểu. Nhờ đó huyết áp được kiểm soát, điều chỉnh về mức an toàn. Do đó, bổ sung mít thường xuyên có thể đẩy lùi nguy cơ đột quỵ và đau tim ở người cao huyết áp.
Giúp chắc khỏe xương
Hàm lượng magie trong mít cao, cứ 165 gram mít sẽ chứa 15% RDI magie giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Canxi kết hợp với magie sẽ giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương, phòng chống nguy cơ mắc các rối loạn về xương như loãng xương.
Phòng chống nguy cơ thiếu máu
Sắt trong mít có khả năng đẩy lùi nguy cơ thiếu máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Mít cũng là loại trái cây tốt cho người ăn kiêng để bổ sung sắt mà không lo béo phì.
Theo chuyên gia dinh dưỡng của MEDIPLUS chia sẻ, sau khi ăn cơm xong khoảng từ 1 đến 2 giờ đồng hồ là thời điểm ăn mít tốt nhất. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ mít.
Người bị đau dạ dày chỉ nên ăn 100 đến 150 gram mít/ ngày
Người bệnh cần lưu ý chỉ ăn mít một tuần 2 lần với liều lượng từ 100 đến 150 gram trong ngày. Hạn chế không ăn mít thường xuyên. Bởi mít có tính nóng, ăn quá nhiều có thể gây nóng trong, làm tình trạng đau dạ dày nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, khi đói tuyệt đối không được ăn mít. Mít rất giàu vitamin C có thể thúc đẩy quá trình sản xuất dịch vị acid của dạ dày gây cồn cào hoặc đau bụng. Hệ tiêu hóa hoạt động kém nhất là vào buổi tối. Vì vậy, ăn mít vào buổi tối sẽ rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi.
Để mua được trái mít thơm ngon, không bị tẩm hóa chất, an toàn cho sức khỏe, hãy áp dụng các cách dưới đây:
– Nếm vị: Nếu mít có vị ngọt bùi chính là mít chín tự nhiên. Đối với mít ngâm hóa chất, vị sẽ hơi sượng và lờ lợ.
– Quan sát nhựa: bổ mít ra thường không có hoặc có một ít mủ chảy ra. Nếu mít ngâm hóa chất thì ruột mít sẽ có mủ trắng chảy ra.
– Ngửi mùi, quan sát mắt và gai mít: Mít tự nhiên sẽ có thân rất mềm, mùi thơm, mắt nở to và gai mít thưa. Mít non thường có gai nhọn, vỏ màu xanh, vỗ vào thân sẽ thấy tiếng chắc nịch.
– Hình dáng: Nên mua mít nở đều, kích cỡ vừa phải, vỏ không có vết lõm.
Một số món ăn từ mít tốt cho người bị đau dạ dày
Ngoài cách thưởng thức mít như món tráng miệng, người bệnh cũng có thể làm mít trộn sữa chua, nước ép để không bị ngán. Một số món ăn làm từ mít bạn có thể tham khảo như:
Nước ép mít
Nguyên liệu:
100 gram mít chín
Các bước thực hiện:
Mít chín mua về, bổ đôi rồi tách thành từng múi, lấy hết nhựa, hạt và xơ mít xung quanh đi. Tiếp theo, bỏ mít đã bóc vào máy ép để lấy nước.
Sau khi làm xong nước ép mít thì nên uống ngay. Thời điểm hoàn hảo để uống nước ép mít là sau bữa ăn 1 tiếng đồng hồ. Tần suất uống nước ép mít hợp lý là 3 lần 1 tuần.
Đau dạ dày dùng nước ép mít
Sữa chua mít
Hàm lượng lợi khuẩn trong sữa chua cao giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tăng cường chức năng của đường ruột. Ăn sữa chua có thể cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày, giúp người bệnh bớt khó chịu. Mít và sữa chua kết hợp sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Dưới đây là cách làm sữa chua mít bạn có thể tham khảo.
– Nguyên liệu: 1 hộp sữa chua, 50 gram mít chín
– Các bước thực hiện:
Lọc phần thịt mít chín ra rồi lấy dao thái mít thành sợi dài. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, bạn có thể cho thêm việt quất, dâu tây.
Để hoa quả vào cốc rồi đổ sữa chua vào và thưởng thức. Thời điểm thích hợp để ăn mít trộn sữa chua là sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Không nên ăn khi bụng rỗng để phòng tránh trường hợp cồn cào ruột.
Duy trì thói quen ăn mít trộn sữa chua 3 lần mỗi tuần cho đến khi cải thiện được triệu chứng đau dạ dày.
Đau dạ dày có thể ăn sữa chua mít
Mít xanh kho nghệ
Trong nghệ vàng có chứa curcumin hàm lượng cao, có công dụng kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành những tổn thương trong niêm mạc dạ dày ,thuyên giảm tình trạng viêm sưng. Nghệ vàng kết hợp với mít giúp người bệnh đau dạ dày nhanh chóng hồi phục. Cách làm mít xanh kho nghệ rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau đây.
– Nguyên liệu:
Gọt lớp vỏ mít xanh bên ngoài rồi đem ngâm trong chậu nước muối loãng để rửa trôi hết nhựa bám trên mít. Vớt mít ra, rửa mít với nước một lần nữa cho sạch rồi để ra rổ cho ráo nước.
Nghệ tươi rửa sạch với nước rồi gọt lớp vỏ bên ngoài, sau đó cho vào cối giã nát, Bạn đem củ sả rửa sạch, băm nhỏ.
Cho chảo lên bếp, đun dầu nóng lên rồi bỏ mít vào chiên đến khi hai đầu mít vàng thì tắt bếp.
Cho nghệ tươi, sả và gia vị, mít đã rán vào nồi. Tiếp theo, bạn đổ thêm lượng nước vừa phải rồi kho với lửa nhỏ.
Kho đến khi mít có màu vàng rồi tắt bếp, có thể rắc thêm vừng để thưởng thức.
Ăn mít xanh kho nghệ từ 3 đến 4 lần một tuần. Sau 2 tuần, triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể.
Chế biến món mít xanh kho nghệ
Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được câu hỏi đau dạ dày ăn mít được không mà nhiều người bệnh thắc mắc. Nhìn chung, mít là thực phẩm tốt đối với người đau dạ dày nếu ăn với liều lượng thích hợp. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá đúng tình trạng bệnh để điều trị hiệu quả.
*Bài viết mang tính chia sẻ tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
TS. BS Phạm Bình Nguyên
Là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, TS.BS Phạm Bình Nguyên đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh trong suốt 15…
Bài viết liên quan
Dưa lê là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, được dùng để giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức.…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn qua miệng do tai…
Viêm dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Nhiều người thắc mắc rằng “viêm dạ dày…
Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.