Viêm đa khớp là gì? Cách giảm đau và điều trị hiệu quả

Cập nhật 10/05/2023

1.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Viêm đa khớp là một bệnh lý rất phổ biến trong số các bệnh về xương khớp. Tại Việt Nam, cứ 100 người mắc bệnh xương khớp thì có khoảng 20 người bị viêm đa khớp, chủ yếu là ở nhóm đối tượng người cao tuổi. Vậy, viêm đa khớp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây!

Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp (tên Tiếng Anh còn gọi là Polyarthritis) được hiểu là tình trạng đau nhức nhiều khớp cùng một lúc, thường là từ 4-5 khớp hoặc hơn. Nguyên nhân là do các khớp này bị viêm, sưng, đau. Bệnh thường liên quan đến các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren,… Ngoài ra, đây cũng có thể là hậu quả do nhiễm siêu vi nhiều lần gây nên.

Xem thêm bài viết liên quan:

Viêm đa khớp diễn ra dưới nhiều dạng bệnh lý khác nhau

Viêm đa khớp diễn ra dưới nhiều dạng bệnh lý khác nhau

Bệnh thường diễn biến thành các đợt cấp tính. Tuy nhiên, trên lâm sàng cũng ghi nhận nhiều trường hợp khớp bị viêm mạn tính kéo dài, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhìn chung, viêm đa khớp có thể diễn ra dưới nhiều dạng khác nhau. Dưới đây là một số dạng phổ biến của căn bệnh này:

  • Viêm khớp tự phát thiếu niên thể đa khớp: Là một dạng viêm khớp tự phát cấp tính, bệnh chủ yếu ở nhóm đối tượng nhỏ tuổi (từ thiếu niên trở xuống). Người mắc bệnh này sẽ gây ảnh hưởng đến các khớp như hàm – đốt sống cổ (ít gặp), bàn tay, cổ tay, khớp háng, đầu gối và mắt cá chân. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ, tuy nhiên, bệnh sẽ được cải thiện nếu chữa trị và kiểm soát tốt diễn biến của bệnh.
  • Lupus ban đỏ: Đây là bệnh lý mô liên kết liên quan đến rối loạn miễn dịch, ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận và cơ quan khác nhau. Đối với hệ cơ – xương – khớp, bệnh chủ yếu tiến triển ở khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.
  • Viêm khớp vảy nến: Là bệnh lý phát triển do thương tổn của vảy nến gây ra. Bệnh chiếm khoảng 10-30% trong số những người mắc bệnh vảy nến. Các khớp tổn thương chủ yếu là khớp cổ, vai, khuỷu tay, ngón tay và ngón chân.
  • Viêm đa khớp do các bệnh lý liên quan: Các khớp bị viêm cùng một lúc có thể do các bệnh lý như đau cơ xơ hóa, ứ đọng hoặc thừa sắt, bệnh viêm ruột, hội chứng Raynaud, gout, bệnh co rút Dupuytren (co rút gân gang bàn tay),…

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp hiện nay vẫn còn đang được giới y học làm rõ. Theo đó, cơ chế bệnh sinh của viêm đa khớp được cho là do rối loạn tự miễn gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng viêm của nhiều khớp cũng liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như:

  • Lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,… có nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp khá cao.
  • Những người thuộc nhóm đối tượng hút thuốc lá thụ động (tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá) cũng dễ mắc.
  • Người cao tuổi, nhất là phụ nữ mãn kinh nằm trong nhóm đối tượng có tỷ lệ đau do viêm cơ xương khớp.
  • Các yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân dễ gặp.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường gây đau và sưng đỏ

Triệu chứng của viêm đa khớp phổ biến là đau, có thể viêm hoặc không viêm, sưng – nóng – đỏ vùng khớp. Bệnh gây hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ đồng hồ, bắt đầu từ các khớp nhỏ lan dần đến các khớp ngoại biên như khớp đốt ngón tay, cổ tay, bàn tay hay khớp gối,…

Viêm đa khớp gây đau ở nhiều khớp cùng một lúc, khiến bệnh nhân mệt mỏi, thiếu máu, suy nhược. Một số trường hợp ghi nhận biểu hiện sốt và sụt cân nhanh. Bệnh có thể bùng phát đột ngột hoặc phát triển âm thầm trong thời gian dài, gây khó khăn cho người bệnh.

Viêm đa khớp gây đau ở nhiều khớp cùng một lúc

Viêm đa khớp gây đau ở nhiều khớp cùng một lúc

Triệu chứng phổ biến là khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, nhất là vào buổi sáng

Triệu chứng phổ biến là khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, nhất là vào buổi sáng

Điều trị và giảm đau viêm đa khớp

Viêm đa khớp do nhiều nguyên nhân gây ra với triệu chứng khác nhau ở các đối tượng. Do đó, việc chẩn đoán bệnh sớm không hề dễ dàng. Một số thủ thuật và xét nghiệm được dùng để chẩn đoán viêm đa khớp hiện nay như:

  • Xét nghiệm máu tìm virus hoặc yếu tố dạng thấp như RF – protein tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể.
  • Khám tổng quát hệ cơ – xương – khớp để kiểm tra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau và giảm biên độ vận động của khớp.
  • Chụp X-quang hoặc MRI để kiểm tra nguyên nhân gây đau khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp để đưa ra kết luận cụ thể.

Hiện nay, chưa có phác đồ điều trị triệt để tình trạng viêm đa khớp. Bệnh nhân được chỉ định ăn uống khoa học kết hợp với rèn luyện thể thao thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt diễn biến của bệnh, đồng thời, hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm liên quan.

Cần làm xét nghiệm máu tìm virus xác định nguyên nhân viêm đa khớp

Cần làm xét nghiệm máu tìm virus xác định nguyên nhân viêm đa khớp

Có 2 hướng điều trị viêm đa khớp chủ yếu là dùng thuốc và không dùng thuốc. Với liệu trình không dùng thuốc, bệnh nhân được áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với bài tập thể lực thấp như bơi lội, đi bộ, đạp xe,… Hiệu quả trị liệu cho thấy triệu chứng đau cứng khớp của bệnh nhân thuyên giảm đáng kể. Người bệnh cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để xây dựng chương trình tập luyện thích hợp và tối ưu.

Bên cạnh đó, hướng điều trị dùng thuốc giúp giảm nhanh các cơn đau do viêm đa khớp gây ra. Một số thuốc được dùng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol (phổ biến).
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid (NSAIDS): ibuprofen, naproxen, diclofenac giúp giảm đau cứng khớp hiệu quả. 
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): methotrexate giúp giảm thiểu thương tổn do tình trạng viêm nhiều khớp gây nên. Đồng thời, thuốc có tác động lâu hơn, giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Liệu pháp sinh học: thuốc kháng IL-6, IL-17, TNF – alpha,…ức chế phản ứng viêm ở người bệnh.
  • Thuốc steroid: tiêm cục bộ có tác dụng giảm viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến khích dùng lâu dài do những tác dụng phụ mà nhóm thuốc này gây ra.

Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn từ các Bác sĩ chuyên khoa!

Có 2 hướng điều trị viêm đa khớp: dùng thuốc và không dùng thuốc

Có 2 hướng điều trị viêm đa khớp: dùng thuốc và không dùng thuốc

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp các khớp bị thương tổn nghiêm trọng. Tùy theo vị trí, mức độ thương tổn của khớp, các mô xung quanh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Chia sẻ cách trị đau nhức xương khớp hiệu quả tại nhà

Chườm lạnh

Cách làm tại nhà có tác dụng giảm đau do viêm khớp hoặc bị chấn thương, giảm lượng máu về vùng bị chấn thương từ đó phòng ngừa và giảm sưng khá hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

  • Dùng túi vải mềm, đựng đá lạnh và chườm lên khu vực bị tổn thương.
  • Thực hiện giũ và chườm trong khoảng 15 phút.
  • Áp dụng 3 lần/ngày giúp giảm đau sưng viêm hiệu quả.

Lưu ý: Không nên áp trực tiếp đá lạnh nên vùng da bệnh vì điều này có thể gây bỏng lạnh, dùng túi vải hoặc khăn để đựng đá.

Chườm lạnh tại ví trí sưng đau giúp giảm nhanh các triệu chứng

Chườm lạnh tại ví trí sưng đau giúp giảm nhanh các triệu chứng

Chườm ấm

Với phương pháp chườm ấm, lại có tác dụng kích thích lưu thông máu ở khu vực bị tổn thương, thư giãn mạch máu, làm ấm chi. Giúp khả năng chữa lành và giảm đau tê bì. Phù hợp với các trường hợp viêm đau đa khớp do bệnh lý, thời tiết hoặc người lớn tuổi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Có thể dùng túi ấm, nước ấm, hoặc chai thủy tinh để đựng nước ấm áp lên khu vực bị đau.
  • Nhẹ nhàng di chuyển và thư giãn khoảng 15-20 phút.
  • Thực hiện ngày 3-4 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Chườm ấm giúp máu lưu thông tốt quanh khu vực bị đau hoặc tổn thương

Chườm ấm giúp máu lưu thông tốt quanh khu vực bị đau hoặc tổn thương

Ngâm tay chân với thảo dược

Cách này được khá nhiều người chia sẻ và có tác dụng khá tốt, vừa thư giãn, trừ hàn thấp, tác dụng lên các khớp và cơ bắp. Giảm áp lực lên hệ mạch giúp lưu thông máy và giảm các cảm giác tê bì đau nhức hiệu quả.

Chuẩn bị và thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị các loại thảo dược như củ gừng tươi, lá bạc hà hoặc lá lốt.
  • Rửa sạch thảo dược, cắt nhỏ hoặc đập dập.
  • Chuẩn bị nồi và cho các thảo dược vào, nước vừa đủ và đun khoảng 10 phút.
  • Nước sôi nhấc ra để ngồi bớt và tiến hành ngâm các chi trong nước thảo dược ấm khoảng 15 phút
  • Kết hợp massa hoặc xoa bóp nhẹ để tăng hiệu quả.
  • Có thể thực hiện ngày 1 lần, tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngâm tay chân trong nước ấm chứa thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau do viêm đa khớp

Ngâm tay chân trong nước ấm chứa thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau do viêm đa khớp

Phòng ngừa sớm bệnh viêm đa khớp

Nắm được các biện pháp phòng ngừa sớm bệnh viêm đa khớp sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời, giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra nếu không may bạn đã mắc bệnh này. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp mà bạn có thể tham khảo:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega -3 như thịt cá hồi, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,… vào chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và duy trì sự dẻo dai của các khớp.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, hợp lý và cân đối.
  • Bảo vệ khớp, hạn chế các chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, sử dụng các loại thảo dược giúp phòng ngừa, cải thiện cơn đau khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần tại các cơ sở y tế uy tín để tầm soát và phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần thiết xoay quanh các vấn đề về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị bệnh viêm đa khớp mà MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh hiệu quả và lâu dài. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh và giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Bệnh loãng xương có chữa được không? Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe xương!

    Bệnh loãng xương có chữa được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý có thể gây nguy hiểm…

    20 Th2, 2024
    126

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    179

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách phòng ngừa

    Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, giảm mật độ xương, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy. Bệnh loãng xương là một…

    30 Th1, 2024
    176

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phác đồ điều trị loãng xương: Những điều bạn cần biết

    Phác đồ điều trị loãng xương là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân mắc bệnh loãng xương quan tâm. Tuy nhiên người bệnh cần…

    16 Th2, 2024
    154

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám