Khớp gối kêu lục cục là bị làm sao có nguy hiểm không?

Cập nhật 10/05/2023

1.6K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Khớp gối kêu lục cục là hiện tượng nhiều người gặp phải có thể do chấn thương, ngồi quá lâu, vận động nặng,… Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch khớp, gai khớp gối,… Để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh là gì, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ hơn.

Hiện tượng khớp gối kêu lục cục

Khớp gối (hay khớp đầu gối) là phần nối giữa xương đùi và xương cẳng chân, được tạo bởi xương bánh chè. Khớp đầu gối di chuyển được nhờ có gân nối xương đầu gối với cơ chân, dây chằng nối với xương đầu gối giúp đầu gối có thể giữ thăng bằng. Bao hoạt dịch ở khớp gối như lớp đệm giữa các xương giúp đầu gối cử động dễ dàng.

Đây là vị trí có tần suất hoạt động liên tục và thường xuyên nên dễ bị tổn thương gây đau nhức khi vận động.

Khớp gối kêu lục cục khi cử động có thể do ổ khớp giảm tiết dịch, khớp bị khô là một trong những dấu hiệu cảnh báo chấn thương, thoái hóa khớp…. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo tình trạng đau nhức khó chịu, sưng, nóng, đỏ và khó vận động.

Khớp gối kêu lục cục có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, có thể do những thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến khớp gối bị sai lệch, hoặc nguyên nhân do chấn thương và tuổi tác cao (khiến sụn khớp dần bị lão hóa). Tuy nhiên, tình trạng này hay gặp ở những người lớn tuổi – có thể gặp từ sau tuổi 30 và phổ biến từ sau tuổi 40, hay gặp hơn ở phụ nữ sau sinh con.

Khớp gối là vị trí dễ bị tổn thương gây khó khăn trong việc di chuyển

Khớp gối là vị trí dễ bị tổn thương gây khó khăn trong việc di chuyển

Nguyên nhân khiến khớp gối kêu lục cục

Khi co duỗi, đi lại hay lên xuống cầu thang, người bệnh cảm nhận hoặc nghe thấy tiếng kêu lục cục tại khớp gối thì không thể chủ quan, đó có thể là triệu chứng của những bệnh lý xương khớp có thể mắc phải:

2.1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Đây là tình trạng sụn khớp bị hư hại, bào mòn do lão hóa, viêm, chấn thương,… Việc bị hư hại, xơ hóa, mòn đi khiến sụn khớp không thể bao phủ hết các đầu xương ở khớp gối khiến chúng trực tiếp cọ xát với nhau khi dịch chuyển gây đau đớn và giảm khả năng vận động của người.

Sụn khớp càng bị bào mòn và hư hại nặng hơn, các đầu xương càng trở nên thô ráp do không có sụn bao bọc và bảo vệ, do đó khi chuyển động khớp xương va vào nhau gây tiếng kêu “lục cục”.

>>> Xem chi tiết: Thoái hóa khớp gối các cấp độ

Khớp gối kêu lục cục cũng cảnh báo dấu hiệu thoái hóa khớp

Khớp gối kêu lục cục cũng cảnh báo dấu hiệu thoái hóa khớp

2.2. Khô dịch khớp gối

Khô dịch khớp gối là hiện tượng chất dịch bôi trơn đầu sụn của khớp bị giảm dần theo thời gian và làm khô khớp gối. Khi tình trạng khô dịch khớp gối còn nhẹ và giảm ít, bệnh chưa gây đau nhức nặng mà chỉ phát ra tiếng lục cục khi vận động.

Cho đến khi dịch khớp gối bị khô hoàn toàn và không còn khả năng bôi trơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, khó di chuyển khiến đầu gối phát ra tiếng lục cục.

2.3. Viêm khớp mạn tính

Viêm khớp mạn tính là tình trạng các khớp, sụn, gân, dây chằng hay các mô bao quanh khớp bị thương tổn và khó có thể hồi phục. Viêm khớp mạn tính chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển chứ không chữa được dứt điểm.

Một trong những dạng viêm khớp mạn tính là viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh tự miễn nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh (màng hoạt dịch) gây viêm và sưng, đau khớp. Ngoài phần khớp bị đau nhức, sưng tấy thì khớp gối kêu lục cục khi vận động cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh.

Viêm khớp mạn tính gây tình trạng đau nhức, sưng đỏ

Viêm khớp mạn tính gây tình trạng đau nhức, sưng đỏ

2.4. Gai khớp gối

Sụn khớp bị thoái hóa dẫn đến đầu xương dưới sụn không được bảo vệ và mòn mỏng dần đi, từ đó kích thích sản sinh các tế bào xương mới. Sự sản sinh và gia tăng quá mức của các tế bào xương mới đã hình thành nên những gai xương nhỏ, mọc rải rác mặt các đầu xương khớp gối.

Tiếng khớp kêu lục cục cũng là một trong những dấu hiệu của gai khớp gối do khi đầu gối chuyển động, các gai xương trên bề mặt đầu xương cọ vào nhau tạo nên tiếng kêu. Người bị gai khớp gối còn có triệu chứng đau nhức và giảm khả năng vận động nguyên do gai xương có thể đè lên dây thần kinh hoặc chạm vào dây chằng, các gân quanh khớp gối.

2.5. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng tế bào xương bị giảm mật độ khiến phần xương xốp. giòn, yếu và dễ gãy. Bệnh thường không gây đau nhức dữ dội như các bệnh lý xương khớp khác mà có thể đau âm ỉ, khi đi lại hay co duỗi khớp gối có thể phát ra âm thanh lục cục.

2.6. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch khớp gối viêm khiến dịch ở đây giảm chất lượng hoặc giảm lượng dịch, từ đó gây tăng lực ma sát và áp lực lên sụn khớp khi vận động. Khi lượng dịch khớp bị giảm sút sẽ gây đau nhức, tạo tiếng kêu “lục cục” khi di chuyển và hạn chế vận động.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối làm tăng ma sát và áp lực lên sụn

Viêm bao hoạt dịch khớp gối làm tăng ma sát và áp lực lên sụn

Chẩn đoán nguyên nhân gây khớp gối kêu lục cục

Nếu tình trạng khớp gối kêu lục cục kéo dài (trên 7 ngày) kèm theo đau nhức và vận động khó khăn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng xác định rõ căn nguyên gây bệnh.

Thông qua các triệu chứng điển hình mà người bệnh gặp phải kết hợp với việc thăm khám thực thể và hỏi bệnh, bác sĩ sẽ nắm được phần nào mức độ tổn thương hiện tại ở người bệnh.

Tuy nhiên để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh là gì thì cần phải làm thêm một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dưới đây:

  • Chụp X-quang: Biểu thị chi tiết hình ảnh của xương khớp gối. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát, phân tích được những bất thường như giảm mật độ xương, mất sụn khớp, hình thành các gai xương ở khớp gối.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Bác sĩ thường chỉ định phương pháp này khi nghi ngờ bệnh nhân đau phần khớp do có vấn đề ở mô mềm (dây chằng, bao hoạt dịch khớp,…) kỹ thuật chụp MRI cho các hình ảnh rõ nét các cấu trúc ổ khớp, sụn khớp, gân cơ và dây chằng.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi  tính): Thu hình ảnh ở các góc độ và vị trí khác nhau cơ quan bộ phận cơ thể người bệnh. Chụp CT cho hình ảnh cắt lớp xương và mô mềm ở khớp gối giúp bác sĩ xác định vị trí, cơ quan tổn thương tại khớp gối.
  • Xét nghiệm máu: Dựa vào nồng độ bất thường của một chất tăng cao trong máu như nồng độ IgE tăng cao trong viêm khớp dạng thấp, nồng độ acid uric tăng cao trong máu trong bệnh gout,…để xác định căn nguyên.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Xác định xem người bệnh mắc gout không (nhờ sự hiện diện các tinh thể urat trong dịch khớp), gãy xương kín (dịch khớp cps màu hồng hoặc đỏ),…
Chụp cộng hưởng từ khớp gối chẩn đoán các vấn đề bệnh lý gặp phải

Chụp cộng hưởng từ khớp gối chẩn đoán các vấn đề bệnh lý gặp phải

Điều trị khớp gối kêu lục cục hiệu quả

Để có phác đồ điều trị hợp lý, trước tiên, người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra để xác định nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp bệnh nhân bị chấn thương hay có bệnh lý nặng ở khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất, cụ thể:

Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên khớp gối

Chườm lạnh giúp co mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu tới vùng bị viêm và góp phần giảm sưng, đỏ. Nhưng chườm nóng lại ngược lại, giúp làm giãn mạch máu, thúc đẩy máu lưu thông tới vùng khớp đau nhức và căng cứng. Do đó, chườm nóng, chườm lạnh đều làm giảm sưng viêm khớp gối hiệu quả. Đối với trường hợp chấn thương nên chườm lạnh để làm giảm tình trạng sưng đau của người bệnh.

Dùng vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu như laser trị liệu, xoa nắn mô mềm, đi bộ nhẹ nhàng,… giúp phần khớp giảm đau, sưng, đồng thời tăng khả năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, khi áp dụng vật lý trị liệu thường sẽ phải điều trị kéo dài một vài tuần và triệu chứng khớp gối sẽ thuyên giảm từ từ, bởi vậy, cần đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên nhẫn.

Sử dụng thuốc điều trị

Một số loại thuốc thường được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho người bệnh bao gồm:

  • Thuốc giảm đau thông thường Acetaminophen: Giúp làm giảm các cơn đau vừa và nhẹ cho người bệnh
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen,… có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, đồng thời giảm sưng viêm hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm steroid: Giảm các cơn đau vừa và nặng. Thường dùng dưới dạng tiêm trực tiếp vào khớp gối để nhanh chóng giảm đau, kháng viêm và phục hồi chức năng khớp gối. Tuy nhiên, tiêm cortisone chỉ có thể điều trị ngắn ngày và không phải biện pháp lâu dài do cortisone có thể khiến sụn khớp thoái hóa nặng hơn.
  • Tiêm chất nhờn sụn khớp: Tiêm HA (acid hyaluronic) vào khớp gối với những trường hợp bị khô khớp gối sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng khớp gối kêu lục cục. Có thể điều trị vài tuần hoặc vài tháng với số mũi tiêm tùy thuộc vào tình trạng bệnh từng người.

*Lưu ý: Không sử dụng thuốc hoặc mua thuốc tự điều trị khi chưa có chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh các tác dụng ảnh hưởng tới sức khỏe!

Các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ khớp gối

Khớp gối kêu lục cục gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình vận động, chính vì thế chúng ta không được chủ quan mà cần có biện pháp bảo vệ và phòng ngừa sớm:

  • Nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày và chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với cân nặng hoặc lứa tuổi. Khi muốn tập tạ hoặc các bài tập nặng hơn, dễ gây chấn thương thì cần có người giám sát và giúp đỡ.
  • Nên điều chỉnh cân nặng khi cần thiết và tránh tình trạng thừa cân béo phì, đè sức nặng cơ thể lên đầu gối.
  • Những người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều, cần đứng dậy đi lại sau 1-2 giờ làm việc, chú ý điều chỉnh tư thế ngồi, tránh các tư thế xấu gây ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Tránh vận động nặng trong thời gian dài, khi mang vác các vật nặng, cần nhờ sự trợ giúp để giảm áp lực lên hệ thống xương khớp.
  • Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, ăn uống đủ chất cần thiết và tốt cho xương khớp như: hải sản, trứng, sữa, thịt, các loại rau xanh và đậu. Hạn chế các thực phẩm và đồ uống, các chất kích thích xấu có hại cho cơ thể: rượu bia, thức ăn nhanh, nhiều gia vị, hút thuốc lá (ảnh hưởng xấu đến hô hấp, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ hoại tử xương),…

Trên đây là những thông tin về tình trạng khớp gối kêu lục cục, nguyên nhân và cách chữa trị cũng như các biện pháp phòng ngừa. Hãy chủ động thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân, có cách chữa trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Phù nề chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Một số cách giảm sưng đau

    Người bị phù chân sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong các hoạt động thường ngày, nhất là khi đi lại, thậm chí là đau…

    19 Th6, 2023
    3.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

    Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

    01 Th2, 2024
    158

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    194

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Lá lốt giúp giảm nhẹ cảm giác đau…

    29 Th2, 2024
    221

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám