Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? [Danh sách 4 việc cần làm ngay]

Cập nhật 27/05/2024

7.9K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Đây là khoảng thời gian quan trọng tạo nền tảng cho sự phát triển của thai nhi sau này. Bởi vậy, mẹ bầu nên trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp để giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh.

Xem thêm:

1. 21 việc cần làm của mẹ bầu khi mang thai

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần thay đổi một vài thói quen về chế độ ăn uống và sinh hoạt mới để giúp thai nhi lớn lên khỏe mạnh. Dưới đây là 21 việc cần làm của mẹ bầu khi mang thai.

1.1. Có chế độ ăn uống đầy đủ

1.1.1. Ăn đủ bữa trong ngày

Giai đoạn 3 tháng đầu rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian các bộ phận của bé như: não, tủy sống, tim, hệ tuần hoàn… dần hoàn thiện. Bởi vậy, giai đoạn này mẹ bầu cần ăn đủ bữa để giúp thai nhi nhận chất dinh dưỡng để phát triển khoẻ mạnh.

Mẹ bầu có thể chia 3 bữa ăn thông thường thành 6 bữa để tránh tình trạng quá no và hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức.

1.1.2. Ăn đủ chất

Khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể sẽ tiết ra hormone nội tiết tố estrogen có thể khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng buồn nôn, đặc biệt là khi tiếp xúc với đồ ăn.

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Đây là tình trạng ốm nghén mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, tuy nhiên dù vậy mẹ bầu vẫn cần cố gắng để đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất sau:

  • Protein: Chất đạm đóng vai trò trong sự phát triển của mô vú và mở rộng tử cung chứa thai nhi vì thế mẹ bầu cần cung cấp hàm lượng cao nhóm chất này. Chất đạm có rất nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như: thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá, trứng, đậu, sữa,…
  • Axit folic: Chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với mẹ bầu vì làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh trong bào thai. Chất axit folic có trong các loại thực phẩm như: cải xanh, rau muống, thịt gia cầm, các loại hạt ngũ cốc,…
  • Sắt: Dưỡng chất cần được cung cấp mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu máu. Mẹ bầu cần duy trì một lượng từ 30 – 40 mg sắt qua các loại thực phẩm như: thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh,…
  • Vitamin A, C, D: Nhóm chất này giúp hình thành hệ xương và tăng cường đề kháng miễn dịch tự nhiên cho bé. Mẹ bầu có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm: rau củ quả, gan động vật, sữa, trứng, đậu đỗ, cá, cua, sữa,…

Dưới đây là bảng thành phần dưỡng chất và hàm lượng dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung:

Thành phần dưỡng chất Hàm lượng chất dinh dưỡng
Năng lượng 350 kcal/ngày
Protein 85 – 90 g/ngày
Vitamin A 600 mcg/ngày
Vitamin D 5 mcg/ngày
Axit folic 400 – 500 mcg/ngày
Sắt 30 – 60 mcg/ngày
Canxi 1200 mg/ngày
I-ot 180 – 200 mcg/ngày

1.1.3. Tìm hiểu những món ăn tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu có thể tham khảo một vài món ăn dễ chế biến nên bổ sung đều đặn trong tam cá nguyệt đầu tiên như:

Cháo bồ câu

Thịt bồ câu chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, lipit, canxi, photpho và sắt có tác dụng ích khí huyết, kiện tỳ vị và trừ khử phong giải độc. Đây là món ăn bổ dưỡng dễ làm tại nhà cho mẹ bầu. Để làm món ăn, mẹ bầu cần:

Chuẩn bị: Chim bồ câu (1 con), thịt băm (300g), gạo (180g), hành tím, gừng, hạt sen, rượu trắng và một vài phụ liệu khác.

Các bước làm: 

  • Chim bồ câu và thịt băm được ướp gia vị vừa đủ, sau đó xào chín thật thơm và mềm.
  • Cháo được nấu cùng đậu xanh và hạt sen, cho phần thịt đã xào vào đảo cùng là hoàn thành.

Cháo cá chép

Thịt cá chép bổ sung protein, axit amin và chất béo cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mẹ bầu cần:

Chuẩn bị: Cá chép (1 con), gạo tẻ (100g), gạo nếp (50g), kết hợp với gừng, đậu đỏ, hành lá,…

Các bước làm: 

  • Sơ chế cá chép, tách thịt và lọc xương cá sau đó xào thịt cá
  • Nấu đến khi cháo chín nhừ thì cho phần cá chép đã xào vào cháo và hoàn thành.
Cháo cá chép không tanh và thơm béo hấp dẫn rất tốt cho sức khỏe của thai nhi 3 tháng đầu

Cháo cá chép không tanh và thơm béo hấp dẫn rất tốt cho sức khỏe của thai nhi 3 tháng đầu

Cháo gà ác hầm thuốc bắc:

Với những người nghén nặng, chào ác gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng có tác dụng an thần và suy nhược cơ thể rất tốt.

Nguyên liệu: gà ác (1 con) kết hợp cùng nhân sâm, táo đỏ, hoài sơn, kỷ tử,…

Các bước làm: Sơ chế nguyên liệu, nấu gạo trong nồi áp suất, lọc phần thịt của gà ác rồi cho tất cả nguyên liệu vào đun cùng cháo cho đến khi sánh quyện là được.

1.1.4. Uống nhiều nước

Trong thời gian 3 tháng đầu, mẹ bầu cần chú ý uống đủ nước để ngăn tình trạng mất nước, giảm cơn nghén, ngăn ngừa táo bón,… Bởi vậy, mẹ bầu nên:

  • Cung cấp khoảng 3 lít nước mỗi ngày (khoảng 10 – 12 ly): Lượng nước này có thể được tính cùng với nước trái cây, sữa, các món canh…
  • Những thời điểm “vàng” để mẹ bầu cung cấp nước cho cơ thể: 30 phút sau bữa ăn, ngay khi thức dậy vào buổi sáng, sau khi tắm xong, khi cơ thể mệt mỏi và chán nản…
Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe mẹ bầu

1.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt khoa học cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của thai nhi trong 3 tháng đầu. Vậy mẹ bầu cần xây dựng chế độ sinh hoạt như thế nào?

1.2.1. Mua đồ lót mới

Mẹ bầu 3 tháng chưa có sự thay đổi rõ rệt nhưng nên thay đổi đồ lót mới để tạo sự thoải mái, tránh tình trạng khó chịu, đặc biệt là phần bụng – mông – ngực.

Đồ lót cần được lựa chọn những loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi như: sợi tre, sợi cây sồi, cotton,… để tránh gây ra tình trạng mẩn ngứa và dị ứng gây khó chịu. Mẹ bầu 3 tháng cũng không nên mua đồ lót có nhiều ren và những mẫu quá sáng màu vì có thể được nhuộm nhiều hóa chất.

Bên cạnh đó, chọn áo lót 2 trong 1 có thể điều chỉnh kích thước dễ dàng giúp mẹ bầu tiết kiệm được nhiều chi phí khi thai nhi lớn dần hơn.

1.2.2. Chuẩn bị quần áo cho bà bầu

Mẹ bầu nên lựa chọn chất liệu vải co giãn và thiết kế váy suông giúp tiện lợi khi chuyển, đồng thời có thể dễ dàng tạo kiểu khi ra ngoài. Bên cạnh váy, mẹ bầu cũng có thể phối áo thun co giãn với quần legging tạo cảm giác năng động và trẻ trung.

Tránh lựa chọn những bộ đồ nhiều phụ kiện nặng sẽ khiến mẹ bầu di chuyển khó khăn hơn.

1.2.3. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc

Một thói quen sinh hoạt mà mẹ bầu cần chú ý là ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nếu đang trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu, việc liên tục ngủ muộn sẽ gây ra tình trạng stress cho mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe

Bởi vậy, mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày, bắt đầu ngủ lúc 10h30 – 11h là tốt nhất. Giữ được nhịp đồng hồ sinh hoạt theo giờ giấc sẽ giúp cơ thể mẹ đạt trạng thái tốt nhất, tránh được nguy cơ rối loạn nội tiết, giảm ốm nghén…

1.2.4. Chọn môn thể thao phù hợp

Mẹ bầu có thể kết hợp với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, pilates,… để tăng cường sức khỏe, giúp ngủ sâu giấc và ngăn ngừa những cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ, tránh những môn thể thao nguy hiểm, tập với cường độ vừa phải, không vận động quá mức và mặc quần áo chuyên cho hoạt động thế chất.

1.2.5. Quan hệ vợ chồng

Trong thời kỳ 3 tháng đầu này, nhiều mẹ bầu sẽ có cảm giác muốn “yêu” hơn vì cơ thể sản sinh nhiều hormone, bầu ngực căng tràn và âm hộ dễ kích thích hơn. Lúc này mẹ bầu hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng một cách nhẹ nhàng với các tư thế đơn giản.

Tuy nhiên, nếu gặp các tình trạng dưới đây, mẹ bầu không nên quan hệ: dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, đau bụng, nhau thai thấp, mang đa thai…

1.3. Đời sống tinh thần

Bên cạnh niềm vui sướng khi chuẩn bị đón một thành viên mới trong gia đình, mẹ bầu cũng cần chuẩn bị tâm lý để thích ứng với những thay đổi để niềm vui được trọn vẹn nhất.

1.3.1. Chọn thời điểm báo tin vui cho mọi người

Biết tin mình mang thai và chuẩn bị làm mẹ là một trong những cảm giác hạnh phúc và vui sướng nhất của mỗi người phụ nữ. Và lúc này mẹ bầu hoàn toàn có thể lựa chọn thông báo với những người mình tin tưởng để họ có thể chia sẻ niềm vui và hỗ trợ mẹ bầu nếu cần thiết.

1.3.2. Đối phó ốm nghén

ốm nghén là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Ốm nghén là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Khi mang thai, mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần mình sẽ rơi vào tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Ốm nghén là tình trạng phụ nữ luôn có cảm giác buồn nôn gây suy nhược cơ thể và cảm giác mệt mỏi.

Để đối phó với ốm nghén, mẹ bầu nên tránh những thực phẩm có mùi, đồ cay nóng và chứa lượng protein cao. Chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ và sử dụng thực phẩm khô như bánh quy, bánh mì… và nước trái cây để cơ cải thiện tình trạng.

1.3.3. Tìm hiểu dấu hiệu nguy hiểm

Khi mang bầu thai nhi trong 3 tháng đầu, có đến 20% phụ nữ xảy ra tình trạng sảy thai cực kỳ đáng tiếc.

Bởi vậy, mẹ bầu cần biết cách nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm để đi thăm khám kịp thời như: nôn ói liên tục, ra máu với lượng nhiều và liên tục, ngứa vùng kín, cơ thể sốt cao kèm đau khớp, xảy ra tình trạng hoa mắt chóng mặt thường xuyên, cơ thể sưng phù và đi tiểu bất thường ra máu…

1.3.4. Tham gia hội nhóm cho mẹ bầu

Nếu là mẹ bầu mang thai lần đầu, việc tham gia các hội nhóm và lớp học tiền sản là cách tốt nhất để mẹ bầu học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và bí quyết chăm sóc thai nhi tốt. Mẹ bầu có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội, Internet và nhờ người giới thiệu để đăng ký tham gia cộng đồng tiền sản chất lượng.

1.3.5. Chuẩn bị tài chính

Khi mang thai, cả bố và mẹ cần phải hy sinh rất nhiều về công sức và tiền bạc để em bé trong bụng lớn lên khỏe mạnh. Bởi vậy, việc chuẩn bị tài chính và có kế hoạch sử dụng hợp lý là vô cùng quan trọng.

Các loại chi phí phát sinh với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu thường là: chi phí bổ sung chất dinh dưỡng qua chế độ ăn, cho phí khám thai và siêu âm, chi phí mua sắm cho mẹ bầu,…

1.3.6. Bắt đầu kết nối với bé yêu

Thai giáo là một trong những phương pháp dạy con ngay từ trong bụng mẹ để con được phát triển đầy đủ nhất về sức khỏe và tinh thần.

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu, mẹ bầu và bố nên bắt đầu kết nối với trẻ thông qua cách: nói chuyện với bé như một người bạn, cho bé nghe nhạc nhẹ, sử dụng những mùi hương thiên nhiên dịu nhẹ như tinh dầu bưởi, tinh dầu oải hương,…

Khi biết cách kết nối với trẻ đúng cách, thai nhi sẽ phản xạ tốt hơn, tăng chỉ số cảm xúc, gắn kết tình thương giữa bố mẹ với con cái.

1.3.7. Chụp ảnh bầu

Hành trình mang thai và học cách làm mẹ là khoảng thời gian thiêng liêng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn lưu giữ. Vào khoảng 3 tháng đầu, bụng của mẹ bầu đã bắt đầu có sự thay đổi nhẹ, chưa quá nặng nề nên có thể dễ dàng di chuyển để chụp ảnh.

Để chụp ảnh bầu đẹp, mẹ bầu có thể tham khảo một số tư thế như sau: mẹ bầu nằm nghiêng trên ghế dài, ngồi thiền thư giãn, chụp cận cảnh bụng bầu hoặc bàn tay nâng niu thai nhi đang lớn lên…

1.3.8. Nghĩ về việc đặt tên cho em bé

Nếu lúc này mẹ bầu chưa biết giới tính của em bé trong bụng, hãy lập danh sách cho cả bé trai và bé gái. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên xét đến ý nghĩa, độ dài, sự mới lạ,… của tên vì chúng sẽ đi theo suốt cuộc đời của con.

Đây là khoảng thời gian mẹ bầu có nhiều thời gian và thư thái nhất để nghĩ về việc đặt tên, vậy nên hãy tận dụng thời điểm quý giá này nhé!

1.3.9. Tâm sự và chia sẻ với bố của bé

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu có thể rơi vào tình trạng bất ổn về tâm lý do có sự thay đổi hoocmon trong cơ thể. Để giải tỏa stress, mẹ bầu hãy tâm sự và chia sẻ những suy nghĩ của mình với bố về em bé giúp cả 2 gắn kết và phấn đấu nhiều hơn.

Mẹ và bố có thể cùng nhau nấu ăn, làm việc nhà, tham gia những buổi giáo dục tiền sản,… Đây chắc chắn sẽ là khoảng thời gian khó quên với cả 2 bố mẹ.

1.4. Hoạt động khám thai, xét nghiệm cần thiết

Các hoạt động khám thai và xét nghiệm cần thiết giúp mẹ bầu đảm bảo được sự an toàn của thai nhi và kịp thời phản ứng trước những nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên đi thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên đi thăm khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe

1.4.1. Kiểm tra bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế có thể giúp mẹ bầu chi trả được chi phí khám thai và đảm bảo được quyền lợi và tiết kiệm được nhiều khoản chi.

Trong thời gian này, mẹ bầu hãy tìm hiểu và đăng ký mua các loại bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của công ty bảo hiểm nhân thọ,…

1.4.2. Chọn bác sĩ theo dõi suốt thai kỳ

Khám thai và chọn bác sĩ theo dõi suốt thai kỳ cần được ưu tiên đầu tiên để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Hiện nay, có nhiều địa chỉ phòng khám cung cấp dịch vụ bác sĩ khám bệnh tại nhà và chăm sóc sức khỏe 24/7 giúp mẹ bầu an tâm nghỉ dưỡng trong thời kỳ mang thai.

1.4.3. Tìm hiểu các xét nghiệm cần thiết

Thực hiện xét nghiệm khi mang thai là việc làm bắt buộc đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Các xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định là: xét nghiệm máu như công thức máu, các bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con như HIV, bệnh giang mai, bệnh lậu, viêm gan B, Chlamydia; xét nghiệm Double test, xét nghiệm Triple test…

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, mẹ bầu không cần phải dậy sớm để xếp hàng ở bệnh viện mà có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm ngay tại nhà vô cùng tiện lợi và nhanh chóng.

2. Những việc không nên làm khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh 21 việc mẹ bầu 3 tháng nên làm gì cũng có rất nhiều việc mẹ bầu cần tránh, cụ thể như sau:

2.1. Mẹ bầu cần tránh gì trong chế độ ăn uống?

Đu đủ xanh là loại thực phẩm không được sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Đu đủ xanh là loại thực phẩm không được sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Mẹ bầu mang 3 tháng đầu được khuyến cáo là:

  • Không nên sử dụng rượu bia và chất kích thích vì những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai nhi như: trí não phát triển kém, chiều cao và cân nặng thấp hơn so với quy chuẩn,…
  • Không nên ăn đồ ăn tái sống: Vì các loại đồ ăn này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như E.coli, Listeria, Salmonella,… khiến mẹ bầu dễ sảy thai và sinh non. Bởi vậy các mẹ bầu chỉ nên ăn các đồ ăn đã nấu chín và đồ dùng ăn cần tiệt trùng kỹ càng.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm như: dứa, cua, lô hội, vừng, gan động vật, đu đủ, chùm ngây…
  • Hạn chế một số loại cá biển có nguy cơ chứa nhiều hàm lượng thủy ngân như: cá thu, cá nóc, cá kiếm, cá ngừ,… Bên cạnh đó, các loại cá cũng cần được chế biến tươi sạch, nấu chín kỹ và đủ lượng để đảm bảo chất dinh dưỡng.

2.2. Thói quen sinh hoạt nào nên chấm dứt?

mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần hạn chế sử dụng các chất kích thích

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần hạn chế sử dụng các chất kích thích

Cũng tương tự như vậy, khi mang thai 3 tháng đầu và thậm chí là suốt thai kỳ, mẹ bầu nên tránh:

  • Không hút thuốc (bao gồm cả hút thuốc thụ động) vì chất nicotin trong thuốc lá chứa nhiều CO2 có thể khiến thai nhi rất khó nhận đủ O2 đến não, phổi và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Không nên tắm bồn nước nóng quá lâu vì có thể khiến các mạch máu bị giãn ra và quá trình lưu thông máu bị gián đoạn nên thai nhi sẽ không nhận được đủ máu từ mẹ. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu chỉ nên tắm nước ở nhiệt độ 36 độ C, chọn thời gian tắm phù hợp, không tắm sau ăn và không nên sử dụng phòng tắm xông hơi.
  • Tránh tiếp xúc với các loại  hóa chất như: nhuộm tóc, sơn móng tay,… vì trong 3 tháng đầu này cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương từ bên ngoài, đặc biệt là hóa chất.
  • Không nên mang giày cao gót trong suốt quá trình mang thai vì có thể gây ra những rủi ro lớn: co rút cơ bắp, đau lưng, mất cân bằng, giãn cơ, chân bị sưng tấy, sảy thai,…
  • Hạn chế đi tụ tập và đến những nơi đông người trong khoảng thời gian mang thai 3 tháng đầu.

3. Những điều cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần giữ tâm trang luôn vui vẻ

Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần giữ tâm trang luôn vui vẻ

Ngoài những điều nên làm và tránh làm thì còn một số lưu ý mà mẹ bầu 3 tháng nên hiểu rõ và biết cách thực hiện theo hay không.

  • Đừng quá tin tưởng vào các quan niệm truyền tai chưa được chứng minh khoa học. Ví dụ quan niệm mẹ bầu 3 tháng cần ăn cho 2 người là quan niệm sai lầm mà nhiều người hiểu nhầm. Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu có thể lực, cân nặng và sức khỏe đạt chuẩn thì chỉ cần ăn uống đầy đủ. Chứ mẹ bầu không cần phải cung cấp thêm quá nhiều calo tránh tình trạng bổ sung thừa dẫn đến tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức…
  • Nên cân bằng cảm xúc – không lo lắng thái quá để tránh trầm cảm trong thai kỳ. Mẹ bầu nên làm những thứ mình thích, chăm sóc bản thân nhiều hơn, thường xuyên chia sẻ với chồng, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc…
  • Tin tưởng vào lời khuyên của bác sĩ, chăm sóc thai nhi thật tốt trong 3 tháng đầu để bước qua giai đoạn nhạy cảm nhất. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, hãy xin lời tư vấn từ bác sĩ để thực hiện những biện pháp kịp thời.

4. Hỏi đáp một số thông tin mẹ bầu quan tâm khi mang thai 3 tháng đầu

Dưới đây là một vài câu hỏi phổ biến nhất mà mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu gửi về Tổ hợp y tế MEDIPLUS:

Câu hỏi 1: Bầu 3 tháng đầu có nên xoa bụng không?

MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu chỉ nên xoa bụng trong khoảng thời gian 5 phút vào thời điểm cố định trong ngày. Lưu ý về hướng xoa và lực xoa phù hợp để tránh có những tác hại không mong muốn.

Câu hỏi 2: Mang thai 3 tháng đầu bụng có to không?

MEDIPLUS trả lời: Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng mẹ bầu bắt đầu to hơn và nhô lên. Tuy nhiên, kích cỡ bụng to còn tùy thuộc vào cơ địa và số lần mang thai của mẹ bầu.

Câu hỏi 3: Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ không?

MEDIPLUS trả lời: Mang thai 3 tháng đầu có thể quan hệ với tư thế và thao tác nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần lưu ý những trường hợp bất thường có thể xảy ra.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà mẹ bầu quan tâm về câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì?”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp và hỗ trợ thăm khám, hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất!

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

    Bà bầu ăn chân gà được không? Con sinh ra có bị chân vòng kiềng? Chị em luôn thắc mắc vì trong giai đoạn nhạy…

    22 Th9, 2023
    11.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

    Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm…

    25 Th9, 2023
    5.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau cần được không? Những điều nhất định phải biết trước khi ăn

    Bầu ăn rau cần được không? được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bởi tất cả các nguồn thực phẩm được hấp thụ vào cơ…

    25 Th9, 2023
    8.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám