Vị trí đau dạ dày và Cách xác định 3 vị trí đau thường gặp

Cập nhật 24/06/2023

9.5K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Người bị đau dạ dày nên biết 3 vị trí đau dạ dày thường gặp nhất để xác định được cơn đau do nguyên nhân nào gây ra. Đó là đau dạ dày hay đau bụng vì những nguyên nhân khác. Trong bài viết này, MEDIPLUS sẽ chỉ ra 3 vị trí đau dạ dày thường gặp nhất và những lưu ý quan trọng.

Để xác định được vị trí đau dạ dày có 2 cách. Cách 1 theo khía cạnh y khoa các bác sĩ thường xác định thông qua việc phân chia ổ bụng. Cách 2 là theo xác định vị trí đau dạ dày theo đặc điểm vị trí đau dạ dày. Cụ thể:

1. Xác định vị trí đau dạ dày theo cách phân chia ổ bụng trong y khoa

Để phân chia ổ bụng chính xác theo khía cạnh y khoa, người bệnh cần thực hiện chia vùng bụng theo các bước:

Bước 1: Hình dung 2 đường ngang, chia ổ bụng thành 3 tầng.

  • Đường thứ nhất: đi qua điểm thấp nhất của xương sườn.
  • Đường thứ hai: đường nối hai gai chậu trước trên.

Bước 2: Tiếp tục dựng lên 2 đường thẳng vuông góc với 2 đường ngang đã có qua điểm giữa xương đòn, tạo thành 9 vùng. Hình ảnh minh họa về 9 vùng bụng dưới đây sẽ giúp người bệnh dễ dàng hình dung hơn.

Ổ bụng chia thành 9 vùng, từng vùng đại biểu cho từng cơ quan khác nhau

Ổ bụng chia thành 9 vùng, từng vùng đại biểu cho từng cơ quan khác nhau

Tên gọi của các cơ quan theo thứ tự

1. Hạ sườn phải 2. Thượng vị 3. Mạn sườn phải
4. Vùng rốn 5. Hố chậu phải 6. Hạ vị
7. Hạ sườn trái 8. Mạn sườn trái 9. Hố chậu trái

Vị trí đau dạ dày

Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vị trí thứ 2, 3, 5, theo thứ tự là vùng thượng vị, hạ sườn trái và vùng rốn. Tuy nhiên, cơn đau có thể lan khắp vùng bụng nếu dạ dày người bệnh bị thủng hoặc bị sa dạ dày (sa dạ dày là tình trạng dạ dày người bệnh bị sa xuống so với vị trí bình thường).

Đau dạ dày thường gặp ở vùng thượng vị, hạ sườn trái và vùng rốn

Đau dạ dày thường gặp ở vùng thượng vị, hạ sườn trái và vùng rốn

Sau các bước phân chia, người bệnh đã nhận diện được cụ thể vị trí đau dạ dày. Thông tin cụ thể về các vị trí đó sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.

2. Xác định vị trí đau dạ dày theo đặc điểm về vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày có thể được biểu hiện qua các vị trí đau với tính chất khác nhau từ đau âm ỉ, đau từng cơn đến dai dẳng liên tục và thường liên quan tới bữa ăn, có tính chu kỳ, kèm theo đó là cảm giác nóng rát, cồn cào, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen.

Tuy nhiên mỗi vị trí đau cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác không phải của dạ dày. Các thông tin dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng vị trí để có thể nhận diện và xử lý đúng cách.

2.1. Đau hạ sườn trái

Đau hạ sườn trái ngoài nguyên nhân do bệnh lý dạ dày có thể là biểu hiện của các bệnh phổi, đại tràng, thận, lách, tụy…

Người bị viêm bờ cong lớn dạ dày thường đau hạ sườn trái

Người bị viêm bờ cong lớn dạ dày thường đau hạ sườn trái

  • Đau dây thần kinh liên sườn: Cơn đau thường bắt đầu từ một điểm, sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn, đau nhói, giật, sau đó vùng đau lan sang các khu vực xương sườn khác
  • Xương sườn bị tổn thương: Vị trí đau dạ dày ở hạ sườn trái có thể do tổn thương xương sườn sau chấn thương và thường kèm biểu hiện  bầm tím, rách da, đau ngực khi hít vào.
  • Viêm phổi –  màng phổi: Cũng có thể làm cho bạn bị đau tức hạ sườn trái và thường kèm theo triệu chứng của đường hô hấp như ho, sốt, khó thở, khạc đờm.
  • Bệnh lý về đại tràng – Viêm đại tràng: Bệnh nhân thường đau bụng quặn từng cơn kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác như: Tiêu chảy, táo bón hoặc táo lỏng xen kẽ, chướng hơi, đầy bụng,…
  • Nhiễm trùng thận – sỏi thận: Bệnh nhân thường đau bụng quặn từng cơn, dữ dội hoặc âm ỉ, đau lan ra sau lưng, có thể lan xuống cả vùng bẹn bìu sinh dục, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, sốt nóng, sốt rét…

2.2. Đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn

Đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn ngoài nguyên nhân do bệnh lý dạ dày có thể là biểu hiện của các bệnh  như viêm tụy,  viêm ruột thừa, viêm ruột, thoát vị rốn,…

  • Viêm tụy: Đau bụng vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau lan ra sau lưng, bệnh thường khởi phát sau bữa ăn thịnh soạn giàu đạm, chất béo, triệu chứng đau thường tăng nặng sau ăn kèm chướng bụng, buồn nôn, nôn, sốt nóng…
  • Các bệnh lý gan-mật: Bạn thường xuyên khó chịu, vị trí đau dạ dày như: đau hạ sườn phải, hoặc thượng vị lan lên vài hoặc xuyên ra sau lưng, có thể kèm theo nôn; Viêm túi mật cấp hay viêm đường mật; Áp-xe gan: Sốt, đau, gan to, ấn kẽ sườn thấy đau….
  • Viêm ruột thừa: Triệu chứng thường thấy là đau thượng vị dạ dày kèm sốt nhẹ trước khi di chuyển xuống hố chậu phải.

Ở phần tiếp theo, các thông tin về hướng xử lý đúng sẽ được đưa ra để người bệnh ứng phó tốt với các cơn đau dạ dày.

>>>Bạn đang quan tâm: Đau dạ dày ăn gì nhanh khỏi tránh tái phát?

3. Cách xử lý các vị trí đau dạy khác nhau

Khi phát hiện bị đau bụng,  người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất và phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi thăm khám, nếu nghi ngờ người bệnh mắc phải các bệnh lý về dạ dày, bác sĩ có thể sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán như:

  • Nội soi dạ dày: Những phương pháp nội soi được sử dụng phổ biến hiện nay là: Nội soi qua đường miệng, nội soi đường mũi, nội soi dạ dày có gây mê.
  • Xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm máu để đánh giá, chẩn đoán loại trừ các bệnh không phải do tổn thương dạ dày như viêm tụy, viêm ruột, sỏi thận tiết niệu, bệnh gan mật,… Trong trường hợp cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm phân.
Nội soi qua đường mũi giúp người bệnh bớt khó chịu vì buồn nôn

Nội soi qua đường mũi giúp người bệnh bớt khó chịu vì buồn nôn

Cách điều trị đau dạ dày

Sau khi có được kết quả chẩn đoán y khoa, bác sĩ sẽ trao đổi, đưa ra hướng điều trị thích hợp cho người bệnh, chẳng hạn như:

  • Dừng, hạn chế loại thuốc giảm đau, kháng viêm

Corticoid có tác dụng giúp người bệnh chống viêm, sưng, giảm đau, dị ứng. Tuy nhiên thuốc cũng làm ảnh hưởng  chuyển hóa đường, đạm, chất béo,  trên tiêu hóa làm tăng tiết acid dịch vị và pepsin, giảm tiết chất nhầy có thể dẫn tới viêm hay xuất huyết dạ dày khi dùng liều cao hay phối hợp với NSAIDs

Bên cạnh đó,các loại thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, meloxicam, diclofenac, indomethacin,… thường dùng để điều trị viêm, thoái hóa khớp,… Nếu người bệnh lạm dụng có thể gây chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày, buồn nôn, viêm loét dạ dày hoặc nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày. .

  • Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là một cách giảm đau nhanh và hiệu quả, thường được sử dụng trong điều trị đau bụng do viêm loét dạ dày cấp. Tuy nhiên, ở bất kỳ vị trí đau dạ dày nào, người bệnh không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ.  Một số loại thuốc thường dùng như:

Thuốc ức chế tiết acid: ví dụ: omeprazole, esomeprazole, pantoprazole, cimetidin, ranitidin, famotidine… Những loại thuốc này có thể ức chế toàn bộ sự bài tiết axit và có thời gian hoạt động kéo dài. Chúng giúp làm lành vết loét và cũng là thành phần chính trong phác đồ tiệt trừ H. pylori.

Thuốc kháng axit: ví dụ: sodium bicarbonate, canxi cacbonat… đem lại khả năng trung hòa nhanh chóng, hoàn toàn nhưng có thể gây ra kiềm hóa và chỉ nên được sử dụng một thời gian ngắn (1 hoặc 2 ngày)

  • Sử dụng thuốc diệt vi khuẩn Hp

Vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP dạ dày có thể sẽ bị tiêu diệt khi sử dụng kết hợp 4 loại thuốc (trong 2 tuần), phác đồ này đơn giản và hiệu quả trong 90% các trường hợp.

Mỗi loại thuốc đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tình trạng khác nhau của mỗi người bệnh. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.

Bạn đang quan tâm: Cách chữa đau dạ dày tại nhà theo dân gian

Mỗi loại thuốc điều trị cho các trường hợp khác nhau, vì vậy người bệnh không nên tự ý mua và điều trị tại nhà

Mỗi loại thuốc điều trị cho các trường hợp khác nhau, vì vậy người bệnh không nên tự ý mua và điều trị tại nhà

Tóm lại, những người hay bị đau dạ dày nên nắm được các vị trí đau dạ dày để có thể nhận biết được tình trạng bệnh của mình. Đồng thời, người bệnh nên đi gặp bác sĩ khi tình trạng đau dạ dày ở mức độ nhẹ để có phác đồ điều trị và những lời khuyên hữu ích, giảm thiểu tình trạng đau xảy ra thường xuyên và với mức độ ngày càng tăng lên gây ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về nội soi dạ dày, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    1.1K
    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu uy tín tại Hà Nội?

    Tầm soát ung thư đại tràng ở đâu cũng là câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều. Ngày nay ung thư đại tràng cũng là…

    15 Th12, 2023
    437

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám