Bệnh gout có ăn được xôi không? Những điều bạn cần biết 

Cập nhật 10/05/2023

4.7K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Xôi là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, người mắc một số bệnh lý mãn tính có chế độ ăn nghiêm ngặt cần phải kiêng khem loại thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng. Đặc biệt, rất nhiều người bệnh gút băn khoăn rằng bệnh gút có ăn được xôi không? Cần phải xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút như thế nào cho hợp lý?

Người bệnh gút có ăn được xôi không?

Gút là một bệnh lý mãn tính có liên quan đến quá trình rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Bệnh gây những cơn đau nhức khớp dữ dội, có thể khởi phát cấp tính hoặc kéo dài với các triệu chứng như sưng khớp, nóng khớp, khớp đau, cứng, viêm,… khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, vận động cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Theo nhiều nghiên cứu, bị gout có mối liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày. Một chế độ ăn thiếu lành mạnh, giàu đạm và purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, bia, rượu, cà phê,… khiến nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Theo thống kê, gút phổ biến ở nam giới sau 40 tuổi với tỷ lệ lên đến 90%. Ngoài ra, những người nghiện rượu, béo phì, nghiện chất kích thích,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Người bệnh gút chỉ nên ăn 2 - 3 bữa xôi 1 tuần

Người bệnh gút chỉ nên ăn 2 – 3 bữa xôi 1 tuần

Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam được chế biến từ gạo nếp và kết hợp với nguyên liệu khác như mỡ hành, đậu xanh,…để tạo nên thức quà thơm ngon, hấp dẫn. Về bản chất, gạo nếp là nguyên liệu chứa hàm lượng purin không quá cao. Đồng thời, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mỗi đĩa xôi nhỏ cung cấp lượng calo khoảng 600calo, thấp hơn giá trị calo của một bát phở.

Do đó, để trả lời cho câu hỏi: “Bệnh gút có ăn được xôi không?” thì đáp án là CÓ. Tuy nhiên, người bệnh cần cân đối với số lần ăn vừa đủ, không nên ăn thường xuyên hoặc quá nhiều, khoảng 2-3 bữa/tuần là được.

>>> Bạn cũng đang quan tâm:

Bị gút khi ăn xôi cần lưu ý gì?

Chế độ ăn của người bệnh gút đòi hỏi phải kiểm soát nghiêm ngặt để tránh làm tăng  nồng độ acid uric khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, khi ăn xôi, bệnh nhân gút cần phải chú ý một số điều sau:

  • Bệnh nhân gút hoặc người có tình trạng đau nhức xương khớp cần hạn chế ăn xôi thường xuyên, chỉ tối đa 3 bữa/tuần. Bởi lẽ, hàm lượng calo trong thực phẩm này là 600calo. Do đó, nếu ăn nhiều xôi có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, nóng trong người, tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn xôi cùng với các thực phẩm có hàm lượng purin cao như xúc xích, lạp xưởng, ruốc, thịt bò,…
  • Người mắc bệnh gút kèm theo đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao,… không nên ăn xôi vì món ăn này có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Nên ăn xôi kèm với các loại salad, dưa chuột,… để giảm bớt cảm giác ngán và bổ sung thêm chất xơ cho bữa ăn.

Tình trạng bệnh gút có được kiểm soát hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn hàng ngày của người bệnh. Do đó, bệnh nhân gút cần tuân thủ đúng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Bệnh nhân gút khi ăn xôi cần chú ý một số điều để đảm bảo kiểm soát tình trạng bệnh

Bệnh nhân gút khi ăn xôi cần chú ý một số điều để đảm bảo kiểm soát tình trạng bệnh

Liệu người bệnh gout có ăn được bánh chưng không?

Một món ăn khác tương tự như xôi, đó chính là bánh chưng. Loại bánh này cũng được làm từ gạo nếp và là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, xét về hàm lượng calo thì bánh chưng cung cấp năng lượng cao hơn hẳn xôi. Nếu một đĩa xôi nhỏ chỉ cung cấp khoảng 600 calo, thì con số này ở 50gam bánh chưng là 150calo – tương đương với lưng bát cơm gạo tẻ.

Giải thích cho điều này là vì bánh chưng có phần nhân thịt khá nhiều mỡ. Khi luộc bánh, chất béo từ thịt cũng sẽ ngấm vào phần gạo nếp. Tuy nhiên, bệnh nhân gút vẫn có thể ăn được bánh chưng với hàm lượng vừa phải. Đồng thời, khi ăn bánh chưng, người bệnh gút cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên ăn bánh chưng rán: Ăn bánh chưng rán với lượng dầu mỡ cao làm tăng nguy cơ béo phì, đặc biệt không tốt cho người bệnh gút, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận,…
  • Chỉ ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa: Do bánh chưng cung cấp khá nhiều calo nên ăn bánh chưng vào buổi tối có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, khó ngủ.
  • Không ăn bánh chưng chung với các thực phẩm giàu tinh bột khác như cơm, khoai, sắn,… Một miếng bánh chưng nhỏ 50gram đã cung cấp khoảng 150kcal, tương đương với lưng bát cơm. Do đó, nếu ăn thêm thực phẩm giàu tinh bột sẽ khiến dư thừa tinh bột và tăng nguy cơ không kiểm soát cân nặng.
Bệnh nhân gút có thể ăn được bánh chưng nhưng với lượng vừa phải 

Bệnh nhân gút có thể ăn được bánh chưng nhưng với lượng vừa phải

Nguyên tắc ăn cho người bị gút cần nghiêm khắc tuân thủ

Một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng gút trở nên trầm trọng hơn đó là chế độ ăn không lành mạnh. Bệnh nhân gút cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, nhân purin vì những món ăn này làm tăng tích trữ acid uric, khiến khớp sưng viêm kéo dài và ngày càng đau nhức.

Nguy hiểm hơn, tình trạng gút khởi phát liên tục có thể gây lắng đọng tinh thể muối urat, tăng nguy cơ hình thành cục tophi (gút giai đoạn 4) khiến việc chữa trị vô cùng khó khăn. Vì vậy, tuân thủ các nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân gút là điều rất quan trọng để kiểm soát tình hình bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Theo đó, trong quá trình ăn uống hàng ngày, người bệnh gút cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Nên bổ sung khoảng 500-1000mg Vitamin C hàng ngày. Uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng khả năng đào thải acid uric.
  • Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt cá sông, thịt heo, thịt lườn gà,…do những thực phẩm này chứa ít purin và đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể.
  • Nên chú trọng các thực phẩm giàu tinh bột và carbohydrate như mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo,… vì chúng giúp làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.
  • Tăng cường bổ sung các loại trái cây như cherry, cải bẹ xanh, cam, sake, dâu tây,… Bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả như dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh,… Cần tránh các loại nấm, giá đỗ, măng tây.
  • Nên thay thế dầu động vật bằng các loại dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng,… để giảm thiểu lượng chất béo.
  • Nên ưu tiên các món hấp, luộc. Hạn chế tối đa các món ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, đồ xào, thức ăn nhanh,…

Bên cạnh đó, người bệnh gút cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, hải sản, thịt thú rừng, thịt gia cầm,…Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành gout cấp tính. Ngoài ra, cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn, tránh các loại đồ chua, đồ lên men vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Hạn chế một số loại gia vị như ớt, tiêu vì chúng có vị cay gây kích thích hệ thần kinh tự chủ, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh gout. Người bệnh cũng không nên uống rượu, bia, hoặc các chất kích thích bởi những chất này làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric tại gan và hạn chế sự thải trừ acid uric ở thận.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: Bệnh gút có ăn được xôi không mà MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh gút có thể chủ động xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, khoa học giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage Tổ hợp Y tế MEDUPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia một cách nhanh nhất.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, khong thay thê việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu: Bí quyết từ thiên nhiên

    Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thực sự hiệu quả? Tràn dịch khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người…

    04 Th3, 2024
    698

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bị đau cánh tay trái, cảnh báo bệnh gì? Mách bạn cách điều trị hiệu quả

    Đau cánh tay trái có thể nguy hiểm nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng và đi kèm một số triệu chứng…

    22 Th1, 2024
    767

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    416

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không?

    Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…

    20 Th2, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám