Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

Cập nhật 28/08/2023

3.2K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan như nội soi tiêu hóa là gì, quy trình kỹ thuật, giá bao nhiêu được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đầy đủ các thông tin liên quan mới nhất năm 2023.

Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi tiêu hóa là phương pháp sử dụng ống mềm có gắn camera chuyên dụng ở đầu ống, luồn từ miệng, mũi hoặc hậu môn vào đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng, ruột già, ruột non). Hình ảnh nội soi sẽ hiển thị trên màn hình máy tính giúp các bác sĩ xác định được những tổn thương đường tiêu hóa, từ đó chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Nội soi tiêu hóa là gì?

Nội soi tiêu hóa là gì?

Không những thế, ống nội soi này còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý như cầm máu, cắt polyp, nong chỗ hẹp, loại bỏ dị vật,…Các bác sĩ còn kết hợp phương pháp nội soi hệ tiêu hóa và siêu âm để gia tăng hiệu quả chẩn đoán, kể cả những cơ quan khó thấy như tuyến tụy.

Nội soi tiêu hóa bao gồm nội soi dạ dày, nội soi thực quản, nội soi đại tràng, nội soi trực tràng, nội soi ruột non, nội soi ruột già.

 Ai nên và không nên nội soi tiêu hóa?

Kỹ thuật nội soi tiêu hóa thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp tầm soát hoặc điều trị các bệnh về tiêu hóa.

Trường hợp được chỉ định nội soi đường tiêu hóa

  •       Đau bụng ở nhiều vị trí mà không rõ nguyên nhân
  •       Ợ hơi, ợ chua
  •       Thường xuyên có cảm giác buồn nôn
  •       Đi đại tiện khó khăn hoặc rối loạn
  •       Sụt cân nhanh ở một thời điểm không rõ nguyên do
  •       Người bị thiếu máu
  •       Tiền sử gia đình mắc ung thư tiêu hóa
  •       Khi thực hiện chụp CT, MRI phát hiện bất thường ở đường tiêu hóa
  •       Đã từng cắt polyp
  •       Người bị xoắn ruột, nội soi lấy dị vật,…
  •       Theo dõi sau khi điều trị các bệnh về đường tiêu hóa

Người không nên nội soi đường tiêu hóa

  •       Người bị các bệnh lý liên quan đến thực quản như bỏng thực quản, khi nội soi rất dễ bị thủng thực quản.
  •       Người mắc các bệnh nền như tim, huyết áp, giãn phình động mạch chủ.
  •       Người bị vẹo cột sống, gù
  •       Người bị suy hô hấp, ho nhiều, tắc mạch phổi
  •       Người bị thủng đại tràng, phình động mạch chủ bụng, xơ gan cổ trướng, viêm phúc mạc, xơ gan cổ trướng,…
  •       Người già yếu, tâm thần, suy nhược
  •       Người mang thai

Chi phí nội soi tiêu hóa

Giá nội soi đường tiêu hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ sở Y tế, loại nội soi. Nhưng thông thường chi phí nội soi sẽ bao gồm các khoản phí sau:

  • Phí tư vấn và xét nghiệm trước nội soi: Trước khi thực hiện nội soi, các bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và chỉ định các xét nghiệm (tùy bệnh nhân) để đảm bảo sức khỏe thực hiện nội soi.
  • Phí dịch vụ y tế: Các phí liên quan đến việc thực hiện nội soi tại các cơ sở Y tế bao gồm sử dụng thiết bị nội soi, sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế, thuốc gây mê hoặc tê, và các dịch vụ hỗ trợ khác.
  • Phí điều trị hoặc thủ thuật (nếu cần): Nếu trong quá trình nội soi cần thực hiện các thủ thuật như lấy mẫu sinh thiết, loại bỏ polyp hoặc điều trị các vấn đề tiêu hóa, có thể có các khoản phí liên quan đến các thủ thuật này.
  • Chi phí sau nội soi: Sau khi nội soi, bạn có thể cần thêm chi phí cho việc hồi phục sau tác động của thuốc gây mê hoặc tê, theo dõi triệu chứng bất thường, hoặc tái khám kiểm tra sau quá trình nội soi.

Bênh nhân có thể tham khảo bảng giá nội soi đường tiêu hóa dưới đây:

 

Dịch vụ nội soi tiêu hóa Giá
Khám lâm sàng 350.000 VNĐ
Nội soi dạ dày, đại tràng 4.500.000 VNĐ
Test HP 350.000 VNĐ
Định lượng CEA 220.000 VNĐ

Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ cần làm các xét nghiệm liên quan, không phải ai cũng thực hiện hết các danh mục khám trên. Chính vì vậy, để biết chính xác chi phí nội soi tiêu hóa thì bạn có thể đến các cơ sở Y tế uy tín, các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn cho bạn.

Quy trình kỹ thuật nội soi tiêu hóa 

Quy trình nội soi tiêu hóa đạt chuẩn sẽ gồm các bước sau:

Chuẩn bị trước khi nội soi

  • Hẹn lịch và thông báo: Bệnh nhân sẽ được hẹn lịch và được thông báo quy trình, chế độ ăn uống trước khi thực hiện nội soi.
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra về tiền sử bệnh của bệnh nhân bao gồm các bệnh đã hoặc đang mắc phải, dị ứng thuốc,…
  • Một số trường hợp, người bệnh trước khi nội soi hệ tiêu hóa cần phải làm một số xét nghiệm lâm sàng cần thiết.
  • Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về quy trình nội soi tiêu hóa, các biến chứng có thể gặp phải. Bệnh nhân đồng ý nội soi sẽ ký vào bản cam kết trước khi thực hiện theo đúng quy định.
Quy trình kỹ thuật nội soi tiêu hóa 

Quy trình kỹ thuật nội soi tiêu hóa

Trong khi tiến hành kỹ thuật nội soi tiêu hóa

  • Gây mê hoặc tê: Bệnh nhân sẽ được đưa vào tình trạng gây mê hoặc tê để đảm bảo an toàn và thoải mái trong suốt quá trình nội soi.
  • Chuẩn bị ống nội soi: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua miệng của bệnh nhân, qua thực quản và dạ dày, và từ đó đưa ống nội soi vào bên trong vùng tiêu hóa.
  • Thao tác nội soi: Khi ống nội soi được đưa vào ruột và dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng camera trên đầu ống nội soi để kiểm tra và quan sát tình trạng niêm mạc dạ dày, ruột và vùng xung quanh. Thường thì hình ảnh từ camera sẽ được hiển thị trên một màn hình để bác sĩ có thể theo dõi một cách chi tiết.
  • Thực hiện các thủ thuật: Trong quá trình nội soi hệ tiêu hóa, nếu cần, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật như lấy mẫu sinh thiết, loại bỏ các khối u, polyp, điều trị các vấn đề như loét, viêm nhiễm, hoặc nghịch đảo niêm mạc.
  • Toàn bộ quy trình nội soi đường tiêu hóa sẽ mất khoảng 10-15 phút, nếu bệnh nhân phải điều trị bệnh lý khác thì thời gian có thể kéo dài hơn.

Sau quá trình nội soi

  • Phục hồi: Sau khi hoàn thành nội soi, bệnh nhân sẽ được đưa vào khu vực phục hồi để hồi phục từ tác động của thuốc gây mê hoặc tê.
  • Theo dõi triệu chứng bất thường: Bệnh nhân cần theo dõi bất kỳ triệu chứng nào sau nội soi, như đau dữ dội, ra máu, khó thở hoặc sưng phù. Nếu có, cần liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Kết quả và tư vấn: Sau khi xem xét kết quả nội soi, bác sĩ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trạng thái tiêu hóa của bệnh nhân, kết quả các thủ thuật thực hiện (nếu có), và tư vấn điều trị hoặc theo dõi tiếp theo.

Quy trình nội soi tiêu hóa yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cao của các bác sĩ nên bạn cần phải lựa chọn cơ sở Y tế uy tín để thực hiện. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và thảo luận cụ thể về quá trình và chuẩn bị trước khi thực hiện nội soi.

Những lưu ý khi tiến hành nội soi tiêu hóa

Nội soi tiêu hóa bao gồm nội soi gây mê và không gây mê. Nhưng dù là có gây mê hay không bạn cũng cần có người thân đi cùng để dìu, đỡ bạn sau khi thực hiện nội soi. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý thêm các vấn đề khác để đảm bảo an toàn và cho kết quả chính xác nhất.

Chuẩn bị trước và sau khi nội soi

Trước và sau khi thực hiện nội soi tiêu hóa bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để phối hợp cùng bác sĩ: 

Lưu ý trước khi thực hiện nội soi

  • Liệt kê đầy đủ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để cung cấp cho bác sĩ thông tin
  • Trước khi nội soi khoảng 1 tuần, bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Trước 2 ngày khi nội soi thì bạn chỉ nên ăn cháo, súp,…Và bạn cần nhịn ăn trước 6 tiếng trước khi thực hiện nội soi dạ dày.
  • Không nên ăn các loại thực ăn nhiều chất xơ, khó tiêu như ngũ cốc (súp lơ, bánh mì, bột yến mạch,…) Các loại nước màu xanh, tím, đỏ cũng không nên uống trước khi thực hiện nội soi vì các loại nước này sẽ làm cho các bác sĩ khi quan sát dễ nhầm với các bệnh lý khác, chẩn đoán nhầm.
Những lưu ý khi tiến hành nội soi tiêu hóa

Những lưu ý khi tiến hành nội soi tiêu hóa

Lưu ý sau khi thực hiện nội soi

  • Sau khi thực hiện nội soi, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi trước khi ra về
  • Bệnh nhân nên nhịn ăn trong vòng 1 giờ sau nội soi để nhận kết quả đánh giá từ bác sĩ
  • Súc miệng bằng nước muối loãng
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, chướng bụng,…sau khi nội soi thì bạn cũng nên quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài ngày.
  • Sau khi nội soi bệnh nhân chỉ nên ăn thức ăn lỏng, nguội, dễ tiêu hóa để tránh gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, đại tràng.

Các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình nội soi tiêu hóa

Trong quá trình nội soi tiêu hóa, mặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra một số biến chứng. Dưới đây là một số ví dụ về các biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình nội soi tiêu hóa:

Nhiễm trùng: Quá trình đưa ống nội soi vào cơ thể có thể gây ra nhiễm trùng, đặc biệt nếu vùng tiếp xúc bị nhiễm trùng hoặc không được làm sạch đúng cách.

  • Chảy máu: Một số quá trình nội soi có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột, dẫn đến chảy máu. Điều này thường ít phổ biến và thường dừng lại một cách tự nhiên.
  • Tăng áp lực trong dạ dày hoặc ruột: Thỉnh thoảng, việc bơm không khí vào để mở rộ các phần của dạ dày hoặc ruột có thể gây tăng áp lực, gây ra đau hoặc không thoải mái tạm thời.
  • Phản ứng dị ứng đối với thuốc gây mê: Trong trường hợp sử dụng thuốc gây mê, có thể xảy ra phản ứng dị ứng, dù hiếm.
  • Chảy máu nội tạng nghiêm trọng: Dù rất hiếm, việc sử dụng thiết bị nội soi có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng, gây chảy máu nội tạng nghiêm trọng.
  • Rối loạn nhịp tim: Một số quá trình nội soi có thể gây ra rối loạn nhịp tim, đặc biệt đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Vấn đề với dị vật nội soi: Trong một số trường hợp, các dụng cụ nội soi có thể bị mất hoặc gãy, dẫn đến tình trạng cần tháo ngay.
  • Tạo khí trong ruột: Việc sử dụng khí để mở rộng các phần của ruột có thể tạo khí trong ruột, gây ra sự căng tràn và khó chịu.
  • Đau và khó chịu: Một số người có thể trải qua đau hoặc khó chịu sau khi thực hiện nội soi, nhưng thường là tạm thời và sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.

Lưu ý rằng biến chứng trong quá trình nội soi tiêu hóa rất hiếm và đa phần các quá trình nội soi diễn ra một cách an toàn và không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ biểu hiện bất thường nào sau khi thực hiện nội soi, bạn nên ngay lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thích hợp.

Top 6 địa chỉ nội soi tiêu hóa tốt nhất hiện nay

Dưới đây là danh sách 5 cơ sở y tế nổi tiếng và uy tín về nội soi tiêu hóa tại Việt Nam:

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Được thành lập từ năm 1994, Bệnh viện Đại học Y DƯợc TP.HCM là một trong những trung tâm y tế lớn và có uy tín ở TP.HCM. Bệnh viện này có các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu lần đầu đến đây bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong việc tìm khoa vì diện tích bệnh viện khá rộng.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM có 3 cơ sở:

  • Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
  • Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM
  • Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những địa chỉ có dịch vụ nội soi dạ dày được đánh giá cao, uy tín tại TPHCM. Tại đây tiếp nhận tất cả các đối tượng không có bảo hiểm hoặc có bảo hiểm đúng tuyến hoặc trái tuyến. Bệnh viện Chợ Rẫy hội tụ các bác sĩ có chuyên môn giỏi, cơ sở máy móc hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Địa chỉ: Số 201B – Đường Nguyễn Chí Thanh – P.12 – Q.5 – TPHCM

Bệnh viện Đà Nẵng

Khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Đà Nẵng được chuyên gia đánh giá cao bởi sở hữu các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Đồng thời, hệ thống rửa nội soi tự động cũng được bệnh viện đầu tư để đảm bảo an toàn nội soi.

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà B, Bệnh viện Đà Nẵng, số 124 đường Hải Phòng, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 02363 885 213

Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai cũng là một trung tâm y tế hàng đầu tại Hà Nội và cả nước. Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ là các giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Tại đây các trang thiết bị nội soi tiêu hóa hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay.

78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 8424 3869 3731

Bệnh viện 108, Hà Nội

Đây cũng là một bệnh viện uy tín và có sự phát triển trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Khoa Nội soi tiêu hóa của Bệnh viện 108 thực hiện chẩn đoán, thăm dò bệnh lý dạ dày, tá tràng, đại trực tràng. Tại bệnh viện phục vụ cả bệnh nhân sử dụng bảo hiểm và bệnh nhân dịch vụ.

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 069. 572400

Lưu ý rằng danh sách này có thể thay đổi theo thời gian và tùy theo sự phát triển của cơ sở y tế. Trước khi quyết định thực hiện nội soi tiêu hóa, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về các cơ sở y tế phù hợp nhất cho trường hợp của bạn.

Phòng khám đa khoa MEDIPLUS

Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo thêm Phòng khám đa khoa MEDIPLUS. Đây là một trong số ít cơ sở Y tế được Sở Y tế cấp phép hoạt động thực hiện nội soi tiêu hóa tốt nhất hiện nay. Bởi tại đây có hội tụ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành từ các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai,…thực hiện thăm khám, chẩn đoán và thăm dò.

Không những thế, MEDIPLUS còn đầu tư nhập khẩu trang thiết bị, máy móc nội soi hiện đại, tiên tiến nhất tại các nước phát triển như hệ thống máy nội soi BL7000 hàng đầu của Nhật Bản, hệ thống xét nghiệm Cobas 6000 của hãng Roche hàng đầu Thụy Sĩ, máy phân tích huyết học XN 1000 từ hãng Sysmex hàng đầu của Nhật Bản,…

Top 6 địa chỉ nội soi tiêu hóa tốt nhất hiện nay

Phòng khám đa khoa MEDIPLUS

Liên hệ ngay qua số hotline 19003366 để được các chuyên gia tại MEDIPLUS tư vấn MIỄN PHÍ và báo giá cụ thể về chi phí nội soi đường tiêu hóa cho bạn.

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết được kỹ thuật nội soi tiêu hóa là gì, quy trình nội soi đường tiêu hóa thực hiện ra sao, từ đó có thể yên tâm khi thực hiện phương pháp này để khám và chữa bệnh tiêu hóa.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám